Nguồn kinh phí và quản lý kinh phí về giáo dục và trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật
Kinh phí thực hiện các chính sách theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 12 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện các chính sách như sau:
- Kinh phí thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách địa phương; ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Ngân sách địa phương thực hiện các chính sách quy định tại các điều 5, 8, 10 và 11 Nghị định này.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách quy định tại các điều 4, 7 và 9 Nghị định này.
+ Nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Trách nhiệm của các bộ, ngành như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này;
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị định này theo quy định.
- Bộ Tài chính: Bảo đảm kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện các chương trình, dự án tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các bộ, ngành liên quan: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này.
- Đề nghị Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, giám sát, kiến nghị việc thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định này trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.
Kinh phí giáo dục
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách tại địa phương theo quy định tại Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hằng năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành liên quan.
- Bảo đảm kinh phí thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định này.
- Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để quyết định các giải pháp bảo đảm cân đối nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách tại địa phương; tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với quá trình chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán trực thuộc theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?