Nguồn kinh phí trợ giúp xã hội khẩn cấp không đủ khi hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng thì phải làm gì?
- Chính sách trợ giúp xã hội có được áp dụng theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng hay không?
- Nguồn kinh phí trợ giúp xã hội khẩn cấp không đủ khi hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng thì phải làm gì?
- Khi kết thúc đợt hỗ trợ khẩn cấp do hỏa hoạn xảy ra thì Ủy ban nhân dân tỉnh có phải báo cáo kết quả hỗ trợ hay không?
Chính sách trợ giúp xã hội có được áp dụng theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội cụ thể như sau:
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Như vậy, Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
Nguồn kinh phí trợ giúp xã hội khẩn cấp không đủ khi hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng thì phải làm gì?
Nguồn kinh phí trợ giúp xã hội khẩn cấp không đủ khi hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng thì phải làm gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp cụ thể như sau:
Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp
1. Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp bao gồm:
a) Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.
2. Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện trợ giúp khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ hàng hóa từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 20/2021/NĐ-CP không đủ để thực hiện trợ giúp khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ hàng hóa từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định.
Khi kết thúc đợt hỗ trợ khẩn cấp do hỏa hoạn xảy ra thì Ủy ban nhân dân tỉnh có phải báo cáo kết quả hỗ trợ hay không?
Căn cứ điểm i khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục hỗ trợ trong trường hợp trợ giúp xã hội khẩn cấp như sau:
Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
...
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Như cậy, khi kết thúc đợt hỗ trợ khẩn cấp do hỏa hoạn xảy ra thì Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?