Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền nhận thừa kế bất động sản tại Việt Nam hay không? Làm thế nào để chứng minh được mình là người có quốc tịch Việt Nam để nhận thừa kế tài sản?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền nhận thừa kế bất động sản tại Việt Nam hay không?
- Người đang định cư ở nước ngoài làm thể nào để chứng mình được mình là người có quốc tịch Việt Nam để nhận thừa kế?
- Trường hợp nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp không được nhập cảnh vào Việt Nam thì nhận thừa kế bất động sản như thế nào?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền nhận thừa kế bất động sản tại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
"Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.
..."
Căn cứ quy định pháp luật vừa nêu trên thì đối với người Việt Nam định cư ở ngước ngoài vẫn có quyền nhận thừa kế tài sản là bất động sản ở Việt Nam nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.
Người đang định cư ở nước ngoài làm thể nào để chứng mình được mình là người có quốc tịch Việt Nam để nhận thừa kế?
Căn cứ Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam cư trú ở nước ngoài như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
..."
Căn cứ Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam như sau:
"Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
3. Hộ chiếu Việt Nam;
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi."
Theo đó, để chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền nhận phân chia tài sản thừa kế thì người này cần các giấy tờ chứng minh quốc tịch của mình như Giấy khai sinh, Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam.
Nhận thừa kế bất động sản
Trường hợp nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp không được nhập cảnh vào Việt Nam thì nhận thừa kế bất động sản như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam như sau:
"Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.
...".
Theo đó tại Điều 78 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
"Điều 78. Các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
..
2. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở; đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.
3. Việc bán, tặng cho nhà ở của các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện khi có các giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Có hợp đồng tặng cho, giấy tờ về thừa kế nhà ở được lập theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự của Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho, bên để thừa kế theo quy định của Luật Nhà ở và Điều 72 của Nghị định này;
c) Có văn bản ủy quyền bán hoặc tặng cho nhà ở được lập theo quy định của pháp luật dân sự nếu ủy quyền cho người khác bán, tặng cho nhà ở.
4. Trình tự, thủ tục mua bán, tặng cho nhà ở của các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
5. Trường hợp trong số đối tượng được thừa kế nhà ở có cả người thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và người không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các bên được thừa kế phải thống nhất phân chia tài sản nhà ở này theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Các bên thống nhất đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó cho người thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
b) Các bên thống nhất thực hiện tặng cho hoặc bán nhà ở này cho đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này để hưởng giá trị.
Như vậy, trong trường hợp có người không thuộc diện được sở hữu nhà tại Việt Nam thì các bên phải thực hiện theo quy định trên. Do hiện tại không rõ bạn thuộc trường hợp nào nên bạn vui lòng đọc các quy định để biết thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?