Người vào tổ chức cơ yếu được có bao nhiêu quốc tịch? Ai có thẩm quyền quy định chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu?
Người vào tổ chức cơ yếu được có bao nhiêu quốc tịch?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Cơ yếu 2011 quy định việc tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu như sau:
Tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu
1. Người chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu.
2. Tổ chức cơ yếu được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu.
Theo đó, người vào tổ chức cơ yếu chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu.
- Tổ chức cơ yếu được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu.
Tổ chức cơ yếu (Hình từ Internet)
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu như sau:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
...
Như vậy, người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
- Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
- Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
Ai có thẩm quyền quy định chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu như sau:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
...
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Theo đó, Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định nghĩa vụ của người làm việc trong tổ chức cơ yếu như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người làm việc trong tổ chức cơ yếu có những nghĩa vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?