Người tổ chức, môi giới cho người đang tạm hoãn xuất cảnh trốn đi nước ngoài nhưng bị phát hiện trước khi thực hiện hành vi thì có bị xử lý hay không?
- Trường hợp nào cá nhân sẽ bị hoãn xuất cảnh theo quy định pháp luật?
- Người có hành vi đưa người đang bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài trái phép thì sẽ bị xử lý như thế nào?
- Người tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài nhưng bị phát hiện trước khi thực hiện hành vi thì có cấu thành tội phạm không?
Trường hợp nào cá nhân sẽ bị hoãn xuất cảnh theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp tạm hoãn xuất cảnh như sau:
"Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh
1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
b) Bị can, bị cáo.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù."
Theo đó, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc bị can bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn việc xuất cảnh.
Người tổ chức, môi giới cho người đang tạm hoãn xuất cảnh trốn đi nước ngoài nhưng bị phát hiện trước khi thực hiện hành vi thì có bị xử lý hay không? (Hình từ Internet)
Người có hành vi đưa người đang bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài trái phép thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài như sau:
"Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Theo đó, việc cá nhân đưa một các nhân khác đang thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh xuất cảnh trái phép thì sẽ bị quy về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài.
Theo đó, tùy mức độ vi phạm của người môi giới mà mức phạt sẽ khác nhau. Mức phạt thấp nhất đối với hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là phạt tù từ 01 đến 05 năm.
Dựa vào từng hành vi cụ thể theo quy định mà có thể tăng nặng hình phạt tù, hình phạt có thể từ 05 đến 10 năm nếu thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 348 Bộ luật hình sự nêu trên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài nhưng bị phát hiện trước khi thực hiện hành vi thì có cấu thành tội phạm không?
Căn cứ Mục 2.5 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn về việc tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài nhưng chưa đưa được qua biên giới thì bị phát hiện, bắt giữ như sau:
"2.5. Việc xử lý hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép (Điều 348 BLHS) hoặc tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài (Điều 349 BLHS) nhưng chưa đưa được qua biên giới thì bị phát hiện, bắt giữ
Đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép hoặc trốn đi nước ngoài nhưng chưa đưa được qua biên giới, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đưa được qua biên giới mà bị phát hiện, bắt giữ, nhưng người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt."
Theo quy định trên thì trường hợp tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép hoặc trốn đi nước ngoài nhưng chưa đưa được qua biên giới, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa đưa được qua biên giới mà bị phát hiện, bắt giữ, nhưng người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?