Người tố cáo về hành vi tham nhũng có bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ không?
- Văn bản do người tố cáo về hành vi tham nhũng đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ phải đảm bảo được nội dung nào?
- Người tố cáo về hành vi tham nhũng có bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ không?
- Trong trường hợp nào việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng sẽ chấm dứt?
Văn bản do người tố cáo về hành vi tham nhũng đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ phải đảm bảo được nội dung nào?
Văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định như sau:
Văn bản yêu cầu, đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo.
...
Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ
...
2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
...
Như vậy, văn bản do người tố cáo về hành vi tham nhũng đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ phải đảm bảo được nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
- Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
Người tố cáo về hành vi tham nhũng có bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ không?
Theo khoản 3 Điều 50 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ
...
3. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Căn cứ trên quy định trong trường hợp khẩn cấp, người tố cáo về hành vi tham nhũng có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, người tố cáo về hành vi tham nhũng bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cho người giải quyết tố cáo.
Trong trường hợp nào việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng sẽ chấm dứt?
Theo khoản 2 Điều 54 Luật Tố cáo 2018 quy định về trường hợp chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:
Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
2. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
b) Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
3. Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Căn cứ trên quy định việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
- Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
Lưu ý: Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ (người tố cáo về hành vi tham nhũng), người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?