Người tố cáo có được quyền rút một phần nội dung tố cáo không hay bắt buộc phải rút toàn bộ nội dung?
Việc rút tố cáo có được rút một phần nội dung không hay bắt buộc phải rút toàn bộ?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Tố cáo 2018 và khoản 2 Điều 33 Luật Tố cáo 2018 được quy định như sau:
Rút tố cáo:
1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo quy định của pháp luật người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luật nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
Ngoài ra người tố cáo rút một phần nội dung thì phần còn lại vẫn được tiếp tục giải quyết. Trường hợp nhiều người tố cáo nhưng trong đó có một hoặc một số người tố cáo đã rút tố cáo thì tố cáo đó vẫn được giải quyết.
Trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo và người rút toàn bộ nội dung không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ của người tố cáo.
Người tố cáo có được quyền rút một phần nội dung tố cáo không hay bắt buộc phải rút toàn bộ nội dung? (hình từ internet)
Trong trường hợp nào vẫn tiếp tục giải quyết khi mà người tố cáo đã rút tố cáo?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo 2018 được quy định như sau:
Rút tố cáo
...
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
4. Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật trường hợp vẫn tiếp tục giải quyết khi người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy:
- Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc;
- Người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.
Ngoài ra, người tố cáo dù đã rút tố cáo sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm khi có căn cứ xác định họ lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.
Như vậy, người giải quyết tố cáo có quyền tiếp tục giải quyết khi xét thấy có một trong những hành vi trên theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật người tố cáo có các quyền gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Tố cáo 2018 được quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trên thì ngoài quyền rút tố cáo, người tố cáo còn có các quyền như được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo và các quyền nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?