Người tiếp công dân trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội xử lý yêu cầu kiến nghị thuộc thẩm quyền như thế nào?
- Sau khi nghe công dân đến kiến nghị trình bày, người tiếp công dân trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải xác định những nội dung gì?
- Người tiếp công dân xử lý yêu cầu kiến nghị thuộc thẩm quyền như thế nào?
- Người tiếp công dân phải vào sổ tiếp công dân theo các tiêu chí nào sau khi tiếp công dân đến kiến nghị?
Sau khi nghe công dân đến kiến nghị trình bày, người tiếp công dân trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải xác định những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân như sau:
Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân
Sau khi nghe công dân trình bày, nghiên cứu sơ bộ nội dung, các thông tin, tài liệu liên quan mà công dân cung cấp, người tiếp công dân phải xác định những nội dung sau:
1. Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
2. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách về vấn đề gì, lĩnh vực nào, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào;
3. Người bị khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh là cá nhân, cơ quan, tổ chức nào;
4. Quá trình xem xét, giải quyết: vụ việc đã được cấp nào giải quyết; kết quả giải quyết; hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền;
5. Yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đồng ý hay không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết; lý do khiếu nại, tố cáo tiếp (nếu có) và những bằng chứng mới mà người tố cáo cung cấp;
6. Trường hợp công dân hỏi chính sách thuộc lĩnh vực nào, cơ quan nào có trách nhiệm giải đáp để trả lời, hướng dẫn công dân.
Theo đó, sau khi nghe công dân đến tố cáo trình bày, nghiên cứu sơ bộ nội dung, các thông tin, tài liệu liên quan mà công dân cung cấp, người tiếp công dân phải xác định những nội dung sau:
- Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
- Nội dung kiến nghị về vấn đề gì, lĩnh vực nào, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào;
- Người bị kiến nghị là cá nhân, cơ quan, tổ chức nào;
- Quá trình xem xét, giải quyết: vụ việc đã được cấp nào giải quyết; kết quả giải quyết; hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền;
- Yêu cầu của người kiến nghị; đồng ý hay không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết.
Tiếp công dân trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội (hình từ Internet)
Người tiếp công dân xử lý yêu cầu kiến nghị thuộc thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xác định thẩm quyền giải quyết và xử lý nội dung đơn của công dân
1. Căn cứ nội dung công dân trình bày là khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách, người tiếp công dân xác định thẩm quyền của cá nhân, cơ quan, đơn vị giải quyết.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 17 và Điều 18 Thông tư này.
2. Xử lý nội dung thuộc thẩm quyền
...
c) Trường hợp công dân đến kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình, người tiếp công dân nhận đơn, chuyển bộ phận xử lý đơn để báo cáo người có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, giải quyết.
...
Theo quy định trên, căn cứ nội dung công dân trình bày là kiến nghị, người tiếp công dân xác định thẩm quyền của cá nhân, cơ quan, đơn vị giải quyết.
Trường hợp công dân đến kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình, người tiếp công dân nhận đơn, chuyển bộ phận xử lý đơn để báo cáo người có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, giải quyết.
Người tiếp công dân phải vào sổ tiếp công dân theo các tiêu chí nào sau khi tiếp công dân đến kiến nghị?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vào sổ theo dõi
1. Sau khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải vào sổ tiếp công dân hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp dân theo các tiêu chí: số thứ tự; ngày tiếp; họ tên, địa chỉ công dân; số người; tóm tắt nội dung; phân loại theo tính chất (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách); phân loại theo lĩnh vực (người có công; lao động; tiền lương; việc làm; an toàn lao động; bảo hiểm xã hội; quản lý lao động ngoài nước; giáo dục nghề nghiệp; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; nội dung khác); quá trình xem xét, giải quyết của các cấp (nếu có); kết quả tiếp (trả lời trực tiếp công dân, hướng dẫn đến cơ quan nào hoặc tiếp nhận đơn).
2. Tổng hợp báo cáo số liệu, tình hình tiếp công dân hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan.
Theo đó, sau khi tiếp công dân đến kiến nghị, người tiếp công dân phải vào sổ tiếp công dân hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp dân theo các tiêu chí sau:
- Số thứ tự; ngày tiếp; họ tên, địa chỉ công dân; số người; tóm tắt nội dung; phân loại theo tính chất;
- Phân loại theo lĩnh vực (người có công; lao động; tiền lương; việc làm; an toàn lao động; bảo hiểm xã hội; quản lý lao động ngoài nước; giáo dục nghề nghiệp; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; nội dung khác);
- Quá trình xem xét, giải quyết của các cấp (nếu có);
- Kết quả tiếp (trả lời trực tiếp công dân, hướng dẫn đến cơ quan nào hoặc tiếp nhận đơn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?