Người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì xử lý như thế nào?
- Người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì xử lý như thế nào?
- Khi tiếp nhận đơn và các thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp, người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân phải làm gì?
- Người tiếp công dân sau khi ghi chép nội dung tố cáo, nghiên cứu sơ bộ đơn tố cáo và các thông tin do người tố cáo cung cấp phải xác định được những nội dung gì?
Người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền như sau:
Xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền
1. Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình và có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì người tiếp công dân tiếp nhận và chuyển đến đơn vị nghiệp vụ có trách nhiệm để thụ lý giải quyết theo Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Việc tiếp nhận đơn và các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có) thực hiện theo Điều 20 Quy định này.
2. Trường hợp tố cáo đang được Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền nhưng đã hết thời gian quy định mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân tiếp nhận đơn và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình để ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết theo quy định pháp luật.
3. Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì người tiếp công dân tiếp nhận đơn và kịp thời báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định chuyển đơn cùng tài liệu liên quan đến đơn vị nghiệp vụ để xử lý theo quy định.
4. Trường hợp đơn tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, người tiếp công dân tiếp nhận đơn, tài liệu để thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành.
5. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì người tiếp công dân hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.
Theo đó, trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình và có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 thì người tiếp công dân tiếp nhận và chuyển đến đơn vị nghiệp vụ có trách nhiệm để thụ lý giải quyết theo Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì người tiếp công dân hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.
Khi tiếp nhận đơn và các thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp, người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 20 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về tiếp nhận thông tin, chứng cứ do người tố cáo cung cấp như sau:
Tiếp nhận thông tin, chứng cứ do người tố cáo cung cấp
Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp thì người tiếp công dân phải làm “Giấy biên nhận” (người tiếp công dân chỉ nhận bản phô tô hoặc bản sao công chứng), theo Mẫu số 02 ban hành theo Quyết định 204, trong đó ghi rõ từng loại thông tin, tài liệu, chứng cứ; tình trạng thông tin, tài liệu, chứng cứ, xác nhận của người cung cấp.
Theo đó, khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp thì người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân phải làm “Giấy biên nhận” (người tiếp công dân chỉ nhận bản phô tô hoặc bản sao công chứng), theo Mẫu số 02 ban hành theo Quyết định 204, trong đó ghi rõ từng loại thông tin, tài liệu, chứng cứ và tình trạng thông tin, tài liệu, chứng cứ, xác nhận của người cung cấp.
Người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân tiếp nhận tố cáo (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân sau khi ghi chép nội dung tố cáo, nghiên cứu sơ bộ đơn tố cáo và các thông tin do người tố cáo cung cấp phải xác định được những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 21 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về việc Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo như sau:
Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo
Sau khi nghe, ghi chép nội dung tố cáo, nghiên cứu sơ bộ đơn tố cáo và các thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp, người tiếp công dân phải xác định được những nội dung sau:
1. Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
3. Nội dung tố cáo, thẩm quyền giải quyết;
4. Quá trình xem xét, giải quyết, xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có): cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giải quyết, kết quả giải quyết, hình thức văn bản giải quyết, quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
5. Yêu cầu của người tố cáo; lý do tố cáo tiếp và những thông tin, tình tiết, chứng cứ mới mà người tố cáo cung cấp trong trường hợp tố cáo tiếp.
Như vậy, sau khi nghe, ghi chép nội dung tố cáo, nghiên cứu sơ bộ đơn tố cáo và các thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp, người tiếp công dân phải xác định được những nội dung sau:
- Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
- Nội dung tố cáo, thẩm quyền giải quyết;
- Quá trình xem xét, giải quyết, xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có): cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giải quyết, kết quả giải quyết, hình thức văn bản giải quyết, quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
- Yêu cầu của người tố cáo; lý do tố cáo tiếp và những thông tin, tình tiết, chứng cứ mới mà người tố cáo cung cấp trong trường hợp tố cáo tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?