Người tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc xử lý như thế nào nếu người đến tố cáo chưa có đơn tố cáo?
- Trường hợp người đến tố cáo chưa có đơn tố cáo thì người tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc xử lý như thế nào?
- Nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân tiếp nhận xử lý như thế nào?
- Người tiếp công dân của Ủy ban có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo về những nội dung gì?
Trường hợp người đến tố cáo chưa có đơn tố cáo thì người tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định như sau:
Quy trình tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn hoặc hướng dẫn công dân trình bày rõ nội dung vụ việc.
2. Nội dung trình bày phải được ghi vào Sổ tiếp công dân hoặc được nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tiếp công dân. Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp công dân trình bày nhiều nội dung, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch do công dân hoặc đơn vị được giao tiếp công dân của Ủy ban mời.
Theo quy định trên, khi công dân đến tố cáo, người tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
Đồng thời, tiếp nhận đơn hoặc hướng dẫn công dân trình bày rõ nội dung vụ việc. Nội dung trình bày phải được ghi vào Sổ tiếp công dân hoặc được nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tiếp công dân.
Trường hợp người đến tố cáo chưa có đơn tố cáo thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo (Hình từ Internet)
Nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân tiếp nhận xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 14 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định như sau:
Phân loại, xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Việc phân loại, xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được căn cứ vào bản ghi nội dung trình bày hoặc đơn của công dân và thực hiện theo Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
2. Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban và Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban thì người tiếp công dân tiếp nhận các thông tin, tài liệu để báo cáo người có thẩm quyền giải quyết. Việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ được thực hiện bằng giấy biên nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân.
3. Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ủy ban mà chưa được giải quyết thì báo cáo người có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên giải quyết theo quy định.
4. Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban và Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban thì hướng dẫn công dân viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
5. Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì giải thích, hướng dẫn để công dân chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Như vậy, trường hợp nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên giải quyết theo quy định.
Người tiếp công dân của Ủy ban có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo về những nội dung gì?
Tại Điều 15 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định như sau:
Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Người tiếp công dân có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 Luật Tiếp công dân.
Theo đó, người tiếp công dân có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung tố cáo, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến tố cáo về một trong các nội dung sau:
- Tố cáo đã được thụ lý để giải quyết;
- Việc xem xét tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định;
- Từ chối thụ lý đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý;
- Nội dung tố cáo đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?