Người thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được từ chối tiếp công dân khi nào?
- Người nào được giao nhiệm vụ thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch?
- Người thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải báo cáo, thông báo với ai khi công dân mất trật tư tại khu tiếp công dân không?
- Người thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được từ chối tiếp công dân khi nào?
Người nào được giao nhiệm vụ thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành theo Quyết định 3328/QĐ-BVHTTDL năm 2014, có quy định về người được giao nhiệm vụ tiếp công dân như sau:
Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân
1. Người thường trực tiếp công dân là công chức thuộc biên chế của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Chánh Thanh tra phân công làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân.
2. Người tiếp công dân của các đơn vị khác trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế của đơn vị được Thủ trưởng vị phân công tiếp công dân tại các địa điểm tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp Thủ trưởng các đơn vị không thể trực tiếp tiếp công dân.
Như vậy, theo quy định trên thì người được giao nhiệm vụ thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là công chức thuộc biên chế của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Chánh Thanh tra phân công làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân.
Tiếp công dân (Hình từ Internet)
Người thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải báo cáo, thông báo với ai khi công dân mất trật tư tại khu tiếp công dân không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 9 Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành theo Quyết định 3328/QĐ-BVHTTDL năm 2014, có quy định về nhiệm vụ của người thường trực tiếp công dân như sau:
Nhiệm vụ của người thường trực tiếp công dân
1. Là đầu mối tiếp công dân và hướng dẫn công dân, thực hiện phối hợp tiếp công dân với các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân.
2. Tiếp xúc ban đầu với công dân để nắm rõ mục đích, yêu cầu, nguyện vọng của công dân; giải thích, hướng dẫn, ghi chép nội dung tiếp công dân theo quy định.
3. Đối với công dân đến tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ thì báo cáo Chánh Thanh tra để chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
4. Đối với những khiếu nại, phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ thì hướng dẫn người khiếu nại, phản ánh, kiến nghị đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Đối với khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng thì báo cáo Chánh Thanh tra để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
6. Thông báo cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ tiếp công dân hoặc cử người tiếp công dân khi công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh có nội dung liên quan đến thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ.
7. Báo cáo Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng và thông báo cho Bảo vệ cơ quan có biện pháp giải quyết kịp thời, ổn định tình hình và trật tự công sở trong trường hợp công dân gây mất trật tự tại khu vực tiếp công dân.
8. Báo cáo Chánh Thanh tra đối với những trường hợp công dân yêu cầu được Bộ trưởng tiếp.
9. Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình tiếp công dân theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì người thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải báo cáo Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng và thông báo cho Bảo vệ cơ quan có biện pháp giải quyết kịp thời, ổn định tình hình và trật tự công sở trong trường hợp công dân gây mất trật tự tại khu vực tiếp công dân.
Người thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được từ chối tiếp công dân khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành theo Quyết định 3328/QĐ-BVHTTDL năm 2014, có quy định về quyền của người thường trực tiếp công dân như sau:
Quyền của người thường trực tiếp công dân
1. Yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có).
2. Yêu cầu xuất trình thẻ luật sư trong trường hợp có Luật sư giúp đỡ người khiếu nại, tố cáo
3. Từ chối tiếp dân trong những trường hợp sau: Vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản; khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ sau khi đã hướng dẫn, giải thích, trả lời đầy đủ; người đang trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; những người vi phạm nội quy tiếp công dân ; Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, lý do và yêu cầu giải quyết, cung cấp những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
5. Yêu cầu công dân viết thành văn bản hoặc người tiếp công dân ghi chép nội dung công dân trình bày, yêu cầu công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào văn bản đó.
6. Yêu cầu công dân ký hoặc điểm chỉ vào biên nhận các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị do công dân cung cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì người thường trực tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được từ chối tiếp công dân nếu thuộc trong những trường hợp sau:
- Vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản;
- Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ sau khi đã hướng dẫn, giải thích, trả lời đầy đủ;
- Người đang trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình;
- Những người vi phạm nội quy tiếp công dân;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?