Người thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn trên phương tiện thủy nội địa có phải tham dự tập huấn nghiệp vụ không?
- Người thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn trên phương tiện thủy nội địa có phải tham dự tập huấn nghiệp vụ không?
- Người tham dự tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra lý thuyết chuyên môn cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Nội dung tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn gồm những gì?
Người thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn trên phương tiện thủy nội địa có phải tham dự tập huấn nghiệp vụ không?
Việc tham gia tập huấn nghiệp vụ đối với người thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra
1. Người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra phải tham dự tập huấn nghiệp vụ tương ứng với từng ngành, loại, hạng theo quy định của Thông tư này.
2. Nội dung tập huấn: giới thiệu, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan và ôn luyện kỹ năng thực hành ngành điều khiển và ngành máy; tiếp cận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
3. Danh sách đăng ký tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, người thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn trên phương tiện thủy nội địa phải tham dự tập huấn nghiệp vụ tương ứng với từng ngành, loại, hạng theo quy định.
Người thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn trên phương tiện thủy nội địa có phải tham dự tập huấn nghiệp vụ không? (Hình từ Internet)
Người tham dự tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra lý thuyết chuyên môn cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn tham dự tập huấn nghiệp vụ đối với người thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Tiêu chuẩn tham dự tập huấn nghiệp vụ để được thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra
1. Đối với người thực hiện nhiệm vụ coi thi chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra lý thuyết tổng hợp: tốt nghiệp trung cấp trở lên.
2. Đối với người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra lý thuyết chuyên môn: tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển, ngành máy tàu thủy hoặc máy tàu biển, đã tham gia giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực đường thủy nội địa từ 12 tháng trở lên.
3. Đối với người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra thực hành: tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên và có GCNKNCM thuyền trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với GCNKNCM đăng ký tham dự tập huấn, kiểm tra; trường hợp tham dự tập huấn để được thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi thực hành thuyền trưởng hạng nhất phải có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng nhất từ 24 tháng trở lên.
Như vậy, theo quy định, người tham dự tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra lý thuyết cấp chứng chỉ chuyên môn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển, ngành máy tàu thủy hoặc máy tàu biển,
(2) Đã tham gia giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực đường thủy nội địa từ 12 tháng trở lên.
Nội dung tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ chấm kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn gồm những gì?
Nội dung tập huấn nghiệp vụ được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra
1. Người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra phải tham dự tập huấn nghiệp vụ tương ứng với từng ngành, loại, hạng theo quy định của Thông tư này.
2. Nội dung tập huấn: giới thiệu, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan và ôn luyện kỹ năng thực hành ngành điều khiển và ngành máy; tiếp cận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
3. Danh sách đăng ký tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, nội dung tập huấn nghiệp vụ bao gồm:
(1) Giới thiệu, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan và ôn luyện kỹ năng thực hành ngành điều khiển và ngành máy;
(2) Tiếp cận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?