Máy trưởng tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn nào?
- Máy trưởng tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Máy trưởng tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Máy trưởng tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên phải đáp ứng những tiêu chuẩn căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Trước đây, tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên căn cứ theo Điều 11 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
...
Theo đó, máy trưởng tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
- Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.
- Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.
- Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.
- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên cần đáp ứng những điều kiện nào?
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên cần đáp ứng những điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 12 tháng.
Trước đây, để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên cần đáp ứng những điều kiện căn cứ theo Điều 30 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 12 tháng.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Điều kiện chuyên môn:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.
- Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
+ Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
+ Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 12 tháng.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại Điều 19 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Trước đây, theo Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) quy định về giấy chứng nhận khả năng chuyên môn như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyên viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?