Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên nhưng đã ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên được được phân loại vào nhóm tội phạm nào?
Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về tội chống loài người như sau:
Tội chống loài người
1. Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên phạm tội chống loài người thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong trường hợp phạm tội do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên nhưng đã ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
...
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên nếu đã ăn năn hối cãi thì có thể sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị kết tội về tội chống loài người như có phân tích ở trên.
Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên được được phân loại vào nhóm tội phạm nào?
Căn cứ tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về phân loại tội phạm như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Theo đó, người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên phạm tội chống loài người với mức phạt cao nhất của các khung hình phạt là phạt tù 20 năm và tử hình.
Căn cứ theo phân loại tội phạm nêu trên thì người phạm tội này được xếp vào tội phạm đặc biệt nghiêm trọng dù bị kết án theo khoản nào đi nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?