Người thực hiện công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân có được nhận hỗ trợ theo chế độ bồi dưỡng tại Thông tư 320/2016/TT-BTC hay không?
- Người thực hiện công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân có được nhận hỗ trợ theo chế độ bồi dưỡng không?
- Người làm công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân trung ương được nhận hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu?
- Kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân được lấy từ đâu?
Người thực hiện công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân có được nhận hỗ trợ theo chế độ bồi dưỡng không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 64/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 20. Phạm vi áp dụng chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Chế độ bồi dưỡng áp dụng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân:
1. Trụ sở tiếp công dân trung ương; địa điểm tiếp công dân của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục và tổ chức tương đương; Cục; các tổ chức trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; địa điểm tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
3. Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; địa điểm tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.
4. Địa điểm tiếp công dân cấp xã.
5. Địa điểm tiếp công dân tại cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; đơn vị sự nghiệp công lập."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy người làm công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện thuộc đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Người thực hiện công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân có được nhận hỗ trợ theo chế độ bồi dưỡng không?
Người làm công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân trung ương được nhận hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu?
Nguyên tắc áp dụng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân được quy định tại Điều 3 Thông tư 320/2016/TT-BTC như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc theo quy định đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.
2. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế đối với các đối tượng khác quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.
Trường hợp các đối tượng này khi tham gia tiếp công dân xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng quy định tại Thông tư này."
Dựa vào nguyên tắc trên, mức chi cụ thể áp dụng cho người làm công tác tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng được quy định tại Điều 4 Thông tư 320/2016/TT-BTC như sau:
"Điều 4. Mức chi
1. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/1 ngày/1 người.
Đối với cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang hưởng chế độ phụ cấp theo nghề được bồi dưỡng 120.000 đồng/1 ngày/1 người.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP được bồi dưỡng 50.000 đồng/1 ngày/1 người."
Người làm công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 64/2014/NĐ-CP, do đó, mức hưởng cụ thể sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 và tính theo nguyên tắc tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân được lấy từ đâu?
Nguồn kinh phí chi trả được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 320/2016/TT-BTC:
"Điều 5. Nguồn kinh phí chi trả
1. Nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, gồm:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành;
b) Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Các nguồn kinh phí khác (nếu có).
2. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.
3. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP do cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả."
Như vậy, ngoài ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, kinh phí thực hiện chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân còn được lấy từ các nguồn sau:
- Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các nguồn kinh phí khác (nếu có).
Đồng thời, tiền bồi dưỡng cho người thực hiện công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?