Người tham gia Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ được đề xuất như thế nào và trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra của Bộ Nội Vụ?
Người tham gia Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ được đề xuất như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 293/QĐ-BNV năm 2023 quy định như sau:
- Thủ trưởng đơn vị Đoàn thanh tra chủ trì xem xét, quyết định người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và số lượng người tham gia Đoàn thanh tra.
- Việc trưng tập Thanh tra viên và công chức có chuyên môn, nghiệp vụ ở đơn vị khác tham gia Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định pháp luật.
Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra của Bộ Nội Vụ?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 293/QĐ-BNV năm 2023 quy định như sau:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
Ngoài các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP thì không bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra trong các trường hợp sau:
1. Có vi phạm theo quy định tại Điều 19 Quy chế này mà không có lý do chính đáng.
2. Không chấp hành chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị chủ trì Đoàn thanh tra tại cuộc thanh tra gần nhất.
3. Tính từ ngày ban hành Quyết định thanh tra đến khi đủ tháng nghỉ chế độ, nếu thời gian công tác còn từ 12 tháng trở xuống thì không được bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra; nếu thời gian công tác còn từ 09 tháng trở xuống thì không được bố trí làm Phó trưởng đoàn thanh tra; nếu thời gian công tác còn từ 06 tháng trở xuống thì không được bố trí làm thành viên Đoàn thanh tra.
4. Đang là thành viên Đoàn thanh tra khác chưa kết thúc thời gian thanh tra.
Theo đó, trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ bao gồm:
Ngoài các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2021/TT-TTCP cụ thể:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
a) Người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Thông tư này mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích;
đ) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
Theo đó, các trường hợp nêu trên thì không bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra trong các trường hợp sau:
- Có vi phạm theo quy định tại Điều 19 Quy chế này mà không có lý do chính đáng.
- Không chấp hành chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị chủ trì Đoàn thanh tra tại cuộc thanh tra gần nhất.
- Tính từ ngày ban hành Quyết định thanh tra đến khi đủ tháng nghỉ chế độ, nếu thời gian công tác còn từ 12 tháng trở xuống thì không được bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra;
Nếu thời gian công tác còn từ 09 tháng trở xuống thì không được bố trí làm Phó trưởng đoàn thanh tra; nếu thời gian công tác còn từ 06 tháng trở xuống thì không được bố trí làm thành viên Đoàn thanh tra.
- Đang là thành viên Đoàn thanh tra khác chưa kết thúc thời gian thanh tra.
Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ (Hình từ Internet)
Tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 293/QĐ-BNV năm 2023 quy định tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ tuân thủ các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành và Quy chế này.
- Khi tiến hành thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị chủ trì Đoàn thanh tra.
- Việc tiến hành thanh tra phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra theo Quyết định thanh tra, Kế hoạch tiến hành thanh tra và theo chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị chủ trì Đoàn thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào?
- Lịch nhận lương hưu tháng 12 năm 2024 chi tiết? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 vào thời gian nào?
- Lời chúc Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam 28 11 ngắn gọn, ý nghĩa? Ngày 28 tháng 11 là thứ mấy?
- Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh Ph Ăngghen 28 11 2024 tuyên truyền như thế nào? Ngày 28 11 2024 thứ mấy?
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?