Người sử dụng lao động có được tổ chức làm thêm giờ vượt quá 200 giờ/năm trong trường hợp cung ứng dịch vụ giáo dục không?
- Người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm giờ về thời gian làm thêm trong mọi trường hợp đúng không?
- Mẫu văn bản thỏa thuận làm thêm giờ là mẫu nào theo quy định pháp luật?
- Người sử dụng lao động có được tổ chức làm thêm giờ vượt quá 200 giờ/năm trong trường hợp cung ứng dịch vụ giáo dục không?
Người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm giờ về thời gian làm thêm trong mọi trường hợp đúng không?
Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Căn cứ các quy định nêu trên, khi tổ chức làm thêm giờ thì người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về thời gian làm thêm giờ trừ các trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp người sử dụng lao động đều cần phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về thời gian làm thêm giờ.
Mẫu văn bản thỏa thuận làm thêm giờ là mẫu nào? Tải Mẫu Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ tại đâu? (Hình từ Internet).
Mẫu văn bản thỏa thuận làm thêm giờ là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Mẫu văn bản thỏa thuận làm thêm giờ được hướng dẫn theo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định145/2020/NĐ-CP có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ
Khi sử dụng mẫu trên cần lưu ý một sô nội dung sau đây:
(1) Mẫu này lập khi ký văn bản với nhiều người lao động; trường hợp ký riêng từng người lao động thì điều chỉnh các thông tin tương ứng.
(2) Trường hợp đã sử dụng bảng chấm công và công việc, giờ làm việc không thay đổi trong nhiều ngày, nhiều tháng đã ghi trong bảng chấm công thì không bắt buộc có các cột này trong bản thỏa thuận.
(3) Có thể ghi thỏa thuận riêng theo từng ngày hoặc theo tuần, theo tháng hoặc thỏa thuận kết hợp nhiều nội dung về thời giờ làm thêm.
Người sử dụng lao động có được tổ chức làm thêm giờ vượt quá 200 giờ/năm trong trường hợp cung ứng dịch vụ giáo dục không?
Căn cứ Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm như sau:
Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động được quyền tổ chức cho người lao động làm thêm giờ vượt quá 200 giờ/năm cụ thể là từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm trong trường hợp cung ứng dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?