Người sử dụng lao động có bắt buộc bố trí ngày nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương cho người lao động không?
- Người sử dụng lao động có bắt buộc bố trí ngày nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương cho người lao động không?
- Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm đau bắt buộc phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh đúng không?
- Người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian nghỉ ốm đau do phải phẫu thuật thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thêm bao nhiêu ngày?
Người sử dụng lao động có bắt buộc bố trí ngày nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương cho người lao động không?
Theo quy định pháp luật về lao động thì chỉ quy định những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương chứ không quy định những ngày nghỉ ốm được hưởng nguyên lương.
Vì theo nguyên tắc, khi người lao động nghỉ ốm thì sẽ được nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội (nếu có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh) và công ty không có trách nhiệm phải trả lương cho người lao động trong những ngày nghỉ ốm theo chế độ bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Do đó, việc cho người lao động nghỉ ốm và trả nguyên lương chỉ là một chính sách của công ty chứ không có quy định pháp luật bắt buộc.
Xem thêm:
>> Số ngày nghỉ ốm đau tối đa trong tháng
Nghỉ ốm đau (Hình từ Internet)
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm đau bắt buộc phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh đúng không?
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm đau bắt buộc phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh đúng không, thì căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm đau được quy định như trên và trong đó bắt buộc phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian nghỉ ốm đau do phải phẫu thuật thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thêm bao nhiêu ngày?
Người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian nghỉ ốm đau do phải phẫu thuật thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thêm bao nhiêu ngày, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian nghỉ ốm đau do phải phẫu thuật thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 07 ngày.
Lưu ý: Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?