Người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính thì bị xử phạt thế nào?
- Sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc có bắt buộc phải được cấp giấy phép không?
- Người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính không?
Sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc có bắt buộc phải được cấp giấy phép không?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định về sao chép tác phẩm mỹ thuật như sau:
Sao chép tác phẩm mỹ thuật
...
2. Việc sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Đối với sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép, trừ trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Chương IV Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân hành nghề sao chép, trưng bày tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ phải bảo đảm sự tôn kính.
...
Theo quy định trên, việc chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được cấp giấy phép.
Tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc (Hình từ Internet)
Người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm mỹ thuật mà không có giấy phép theo quy định;
b) Tổ chức trại sáng tác điêu khắc mà không có giấy phép theo quy định;
c) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
d) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ không bảo đảm sự tôn kính;
đ) Tổ chức cuộc thi, sáng tác tác phẩm mỹ thuật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chấp thuận.
e) Triển lãm những tác phẩm mỹ thuật, những sản phẩm nghệ thuật khác có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
g) Xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
...
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính không?
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?