Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền lợi và trách nhiệm gì?
- Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền lợi và trách nhiệm gì?
- Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam trong trường hợp đột xuất theo hình thức nào?
- Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam theo hình thức nào?
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền lợi và trách nhiệm gì?
Tại Điều 9 Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1700/QĐ-BHXH năm 2021 quy định như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền lợi:
- Được nhân danh BHXH Việt Nam để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
- Có quyền yêu cầu các đơn vị, CCVC có liên quan thuộc BHXH Việt Nam tham gia Hội nghị cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ - đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này; trả lời các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng tải, phát sóng trên báo chí theo quy định của pháp luật.
- Có quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
- Có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của các nhà báo, phóng viên tham dự Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ - đột xuất. Trường hợp Người phát ngôn thấy nội dung câu hỏi vượt quá thẩm quyền hoặc chưa rõ, cần phải tham khảo thêm thì có quyền không trả lời ngay và hẹn trả lời các nội dung này vào thời gian thích hợp.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Báo cáo Tổng Giám đốc về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trước khi phát ngôn và cung cấp thông tin.
Ngoài ra, trong trường hợp Người phát ngôn không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, phải báo cáo để Tổng Giám đốc ủy quyền cho người khác thực hiện.
- Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng tải, phát sóng không chính xác nội dung thông tin mà Người phát ngôn đã phát ngôn, Người phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam trong trường hợp đột xuất theo hình thức nào?
Tại khoản 3 Điều 5 Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1700/QĐ-BHXH năm 2021 quy định hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin như sau:
- Thông tin bằng văn bản dưới hình thức thông tin báo chí hoặc qua thư điện tử.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của báo chí.
- Thông tin trên Cổng Thông tin điện tử, Fanpage, Zalo OA của BHXH Việt Nam (đối với các thông tin được BHXH Việt Nam cung cấp);
- Tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí.
Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam theo hình thức nào?
Tại Điều 3 Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1700/QĐ-BHXH năm 2021 quy định như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên:
a) Cổng Thông tin điện tử (phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh), Fanpage, Zalo Official Account (Zalo OA) của BHXH Việt Nam; Tạp chí BHXH.
b) Cổng Thông tin điện tử, Fanpage, Zalo OA của BHXH tỉnh.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông tin báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng tải, phát sóng nội dung phản hồi, cải chính, xin lỗi công khai đối với các thông tin mà báo chí đã đăng tải, phát sóng không chính xác như thông tin đã cung cấp.
Như vậy, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam theo hình thức sau:
- Tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên:
+ Cổng Thông tin điện tử (phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh), Fanpage, Zalo Official Account (Zalo OA) của BHXH Việt Nam; Tạp chí BHXH.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông tin báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng tải, phát sóng nội dung phản hồi, cải chính, xin lỗi công khai đối với các thông tin mà báo chí đã đăng tải, phát sóng không chính xác như thông tin đã cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?