Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
...
Như vậy, người phạm tội tự thú thuộc một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để Tòa án có thể xem xét và quyết định một hình phạt thấp hơn thì người phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ.
Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người phạm tội tự thú thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
...
Như vậy, người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu:
- Tự thú trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, thực hiện khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm;
- Người phạm tội cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm;
- Lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Người phạm tội tự thú lập công lớn gì thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP thì người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi lập công lớn được hiểu là người phạm tội trước khi hành vi phạm tội bị phát giác đã thực hiện một trong những việc sau:
- Giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội;
- Cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
- Có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Lưu ý: Ngoài những trường hợp nêu trên, Tòa án có thể xác định những trường hợp khác là lập công lớn và phải nhận định rõ trong bản án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đổi nhà ở đang cho thuê được thực hiện như thế nào? Đổi nhà ở đang cho thuê thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là khi nào?
- Công văn 28950 hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại TPHCM thế nào?
- Thông tư 26/2024 quy định phương pháp lập khung giá bán buôn điện từ ngày 30/12/2024 như thế nào?
- Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm 2024 trực tuyến và trực tiếp thế nào?
- Trong lễ mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được tổ chức tại cánh Đồng Mường Thanh Đại đoàn nào được nhận cờ Quyết chiến quyết thắng?