Người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng có thành tích xuất sắc trong công tác thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án về tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
Người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 401 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu như sau:
Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu
1. Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng có thành tích xuất sắc trong công tác thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
...
Như vậy, theo quy định trên thì Người phạm tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu có thành tích xuất sắc trong công tác thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án về tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
Căn cứ tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về thời hiệu thi hành bản án như sau:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Theo quy định trên thì thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án về tội không làm nhiệm vụ trong chiến đấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là 10 hoặc 15 năm (tùy theo mức phạt tù của người này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?