Người phạm tội bị kết án tử hình để được giảm thời hạn chấp hành án phạt xuống còn 20 năm thì phải đảm bảo điều kiện nào?
- Người phạm tội bị kết án tử hình để được giảm thời hạn chấp hành án phạt xuống còn 20 năm thì phải đảm bảo điều kiện nào?
- Trường hợp sau khi đã được giảm thời hạn mà có tích cực khắc phục hậu quả thì có thể được xét giảm thêm án không?
- Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù rơi vào 3 đợt nào trong năm?
Người phạm tội bị kết án tử hình để được giảm thời hạn chấp hành án phạt xuống còn 20 năm thì phải đảm bảo điều kiện nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có quy định rõ về các điều kiện để người phạm tội từ án tử hình được giảm thời hạn chấp hành án phạt xuống còn 20 năm như sau:
Điều kiện để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1. Phạm nhân có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù:
a) Đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;
b) Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên, cụ thể như sau:
- Phạm nhân bị phạt tù chung thân phải có ít nhất bốn năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm thời hạn được xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân phải có ít nhất năm năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;
- Phạm nhân bị phạt tù trên hai mươi năm đến ba mươi năm phải có ít nhất ba năm sáu tháng liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;
- Phạm nhân bị phạt tù trên mười lăm năm đến hai mươi năm phải có ít nhất ba năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;
- Phạm nhân bị phạt tù trên mười năm đến mười lăm năm phải có ít nhất hai năm liên tục liền kề hoặc tám quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;
- Phạm nhân bị phạt tù trên năm năm đến mười năm phải có ít nhất một năm hoặc bốn quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;
- Phạm nhân bị phạt tù trên ba năm đến năm năm phải có ít nhất sáu tháng hoặc hai quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên;
- Phạm nhân bị phạt tù ba năm trở xuống phải có ít nhất một quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.
...
Như vậy, theo quy định trên thì để người phạm tội bị kết án tử hình được giảm thời hạn chấp hành án phạt xuống còn 20 năm thì điều kiện tiên quyết là phải được Chủ tịch nước ân giảm xuống còn tù chung thân.
Đồng thời, đối trường hợp người phạm tội được Chủ tịch nước ân giảm sẽ phải có ít nhất năm năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có quy định về trường hợp người phạm tội bị kết án tử hình được ân giảm xuống tù chung thân tái phạm nguy hiểm thì phải có nhiều thời gian thử thách hơn và phải xem xét rất chặt chẽ với mức giảm thấp hơn so với phạm nhân khác.
Người phạm tội bị kết án tử hình để được giảm thời hạn chấp hành án phạt xuống còn 20 năm thì phải đảm bảo điều kiện nào? (Hình từ internet)
Trường hợp sau khi đã được giảm thời hạn mà có tích cực khắc phục hậu quả thì có thể được xét giảm thêm án không?
Căn cứ theo Điểm b Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
...
Như vậy, việc người phạm tội tích cực khắc phục hậu quả là hành động được xem như tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC cũng có quy định:
Mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
...
3. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm. Trường hợp đã được giảm mà thời hạn tù còn lại không đủ một năm thì năm tiếp theo có thể đề nghị xét giảm sớm hơn trước một đợt, nhưng vẫn phải bảo đảm mỗi năm chỉ được xét giảm một lần.
Trường hợp sau khi đã được giảm thời hạn mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng như lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được xét giảm thêm nhưng không được quá hai lần trong một năm.
...
Như vậy, Trường hợp người phạm tội sau khi đã được giảm thời hạn mà có tích cực khắc phục hậu quả thì có thể được xét giảm thêm nhưng không được quá hai lần trong một năm.
Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù rơi vào 3 đợt nào trong năm?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có quy định:
Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1. Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và tết Nguyên đán. Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán.
2. Đối với những trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà trong năm đó lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 của Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù rơi vào 3 đợt sau:
- Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).
- Ngày Quốc khánh (2/9).
- Tết Nguyên đán.
Lưu ý: Đối với những trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà trong năm đó lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link đăng ký tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước dành cho đại biểu?
- Công đoàn cơ sở thành viên là gì? Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên là bao nhiêu?
- Phần diễu hành diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam do đơn vị nào thực hiện? Chủ đề tuyên truyền là gì?
- Ghi nhãn hàng hóa là gì? Nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng Tiếng Việt không?
- Lịch hoạt động của xe buýt TP HCM dịp lễ 30 4 và 1 5 mới nhất? Giảm tuyến xe buýt TP HCM dịp lễ 30 4 và 1 5?