Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.H ở Lâm Đồng.

Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào?

Mức xử phạt đối với người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng được quy định tại điểm d khoản 6, điểm c khoản 9 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
...
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không có phương án phòng cháy và chữa cháy, công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Không bảo đảm nước dự trữ phòng cháy và chữa cháy rừng tại các kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước trong mùa khô hanh;
c) Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên để ngăn chặn cháy rừng do mình quản lý;
d) Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này;
...

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
...

Theo quy định trên, người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đồng thời người vi phạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

Động vật ngoại lai xâm hại

Động vật ngoại lai xâm hại (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng là bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng là 02 năm.

Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng không?

Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13, Điều 17, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
...

Như vậy, Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền đến 500.000 đồng.

Do người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ không có quyền xử phạt người này.

Bảo vệ rừng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Rừng là gì? Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
Pháp luật
Khoán bảo vệ rừng là gì? Đối tượng rừng được quy định thế nào? Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức nào được nhận khoán bảo vệ rừng? Cá nhân, tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng có mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Nghị quyết 29/NQ-CP 2024 quy định Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 17/8/2023 ra sao?
Pháp luật
Người có hành vi lấn chiếm rừng sản xuất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu gì?
Pháp luật
Suy thoái rừng là gì? Điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng không?
Pháp luật
Có biến động về diện tích rừng nhưng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền thì chủ rừng có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đào phá đường lâm nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 10 triệu đồng đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ rừng
1,444 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào