Người nộp thuế không phải nộp tiền phạt do cơ quan thuế ấn định trong thời gian giải quyết khiếu nại trong trường hợp nào?
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế có phải là một nội dung quản lý thuế?
- Người nộp thuế không phải nộp tiền phạt do cơ quan thuế ấn định trong thời gian giải quyết khiếu nại trong trường hợp nào?
- Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế của người nộp thuế được quy định thế nào?
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế có phải là một nội dung quản lý thuế?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Nội dung quản lý thuế
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
4. Quản lý thông tin người nộp thuế.
5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.
6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
10. Hợp tác quốc tế về thuế.
11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Như vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế là một trong các nội dung quản lý thuế theo quy định pháp luật.
Người nộp thuế không phải nộp tiền phạt do cơ quan thuế ấn định trong thời gian giải quyết khiếu nại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế không phải nộp tiền phạt do cơ quan thuế ấn định trong thời gian giải quyết khiếu nại trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 61 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật này.
Như vậy, nếu có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm đình chỉ thực hiện quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại của người nộp thuế thì người nộp thuế không phải nộp tiền phạt do cơ quan thuế ấn định trong thời gian đó.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế của người nộp thuế được quy định thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế của người nộp thuế được quy định tại Điều 149 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
(1) Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
(2) Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người giải quyết khiếu nại thực hiện tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan, bao gồm cả khiếu nại lần đầu. Khi thực hiện việc tham vấn, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng tham vấn.
Hội đồng tham vấn hoạt động theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Kết quả biểu quyết là cơ sở để thủ trưởng cơ quan quản lý thuế tham khảo khi ra quyết định xử lý khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định xử lý khiếu nại.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 147 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính tiền nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức cấp xã khi tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng dành cho chủ điểm là cá nhân?
- Viết đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3? Đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3 hay nhất, sinh động?
- Quyết định 614/QĐ-BVHTTDL quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Xuất bản, In và Phát hành như thế nào?
- Lễ hội Đền Hùng 2025 ngày nào? Phần lễ quan trọng nhất của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là gì? Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào lúc nào?