Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan nào?
- Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan nào?
- Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm gì khi nhận đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có nguồn gốc Việt Nam?
- Ngày nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được xác định thế nào?
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan nào?
Đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Đơn La Hay
1. Đơn La Hay bao gồm Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam và Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam.
2. Đối với Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế. Đơn nộp cho Văn phòng quốc tế phải được làm bằng ngôn ngữ theo quy định tại Thỏa ước La Hay và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Thỏa ước La Hay.
3. Đơn La Hay được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Anh, mỗi đơn được làm thành 02 bản và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Thỏa ước La Hay và người nộp đơn phải nộp phí chuyển đơn quốc tế, phí, lệ phí theo quy định của Thỏa ước La Hay và pháp luật về phí, lệ phí của các nước thành viên được chỉ định.
Đồng thời, căn cứ khoản 15 Điều 3 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. “Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam” là Đơn Madrid yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, có nguồn gốc từ các thành viên khác của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid.
15. “Đơn La Hay” là đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước La Hay.
16. “Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam” là Đơn La Hay yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, có nguồn gốc từ bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế.
Lưu ý: Đơn nộp cho Văn phòng quốc tế phải được làm bằng ngôn ngữ theo quy định tại Thỏa ước La Hay và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Thỏa ước La Hay.
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm gì khi nhận đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có nguồn gốc Việt Nam?
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
1. Trường hợp Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thu phí chuyển đơn quốc tế;
b) Thông báo khoản phí mà người nộp đơn cần nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế theo quy định của Thỏa ước La Hay trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đơn;
c) Kiểm tra sơ bộ hình thức đơn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
d) Trường hợp đơn có thiếu sót, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn về các thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 12 ngày kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn khắc phục;
đ) Chuyển Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
2. Ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
...
Như vậy, trường hợp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục sau đây:
(1) Thu phí chuyển đơn quốc tế;
(2) Thông báo khoản phí mà người nộp đơn cần nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế theo quy định của Thỏa ước La Hay trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đơn;
(3) Kiểm tra sơ bộ hình thức đơn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
(4) Trường hợp đơn có thiếu sót, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn về các thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 12 ngày kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn khắc phục;
(5) Chuyển Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
Ngày nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được xác định thế nào?
Ngày nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
...
d) Trường hợp đơn có thiếu sót, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn về các thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 12 ngày kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn khắc phục;
đ) Chuyển Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
2. Ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
3. Sau khi đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam đã được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch liên quan đến đơn được người nộp đơn thực hiện trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên của Thỏa ước La Hay được chỉ định trong đơn theo quy định của Thỏa ước La Hay.
Như vậy, theo quy định, ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?