Người nhiễm chất độc da cam có thuộc đối tượng được hỗ trợ pháp lý theo quy định pháp luật không?
- Người nhiễm chất độc da cam có thuộc đối tượng được hỗ trợ pháp lý theo quy định pháp luật không?
- Người nhiễm chất độc da cam có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý không?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý phân biệt đối xử giữa người nhiễm chất độc da cam với người được trợ giúp pháp lý khác có vi phạm pháp luật không?
Người nhiễm chất độc da cam có thuộc đối tượng được hỗ trợ pháp lý theo quy định pháp luật không?
Căn cứ Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý như sau:
Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật (Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017).
Theo quy định trên, người nhiễm chất độc da cam nếu có khó khăn về tài chính thì sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Người nhiễm chất độc da cam có thuộc đối tượng được hỗ trợ pháp lý theo quy định pháp luật không? (Hình từ internet)
Người nhiễm chất độc da cam có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
Theo quy định trên, người được trợ giúp pháp lý có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
Chính vì vậy, người nhiễm chất độc da cam và những người được trợ giúp pháp lý khác đều có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý phân biệt đối xử giữa người nhiễm chất độc da cam với người được trợ giúp pháp lý khác có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
..
Theo quy định trên, phân biệt đối xử giữa người nhiễm chất độc da cam với người được trợ giúp pháp lý khác là hành vi bị cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi phân biệt đối xử giữa người nhiễm chất độc da cam với người được trợ giúp pháp lý khác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các ...
c) Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này;
...
Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý phân biệt đối xử người nhiễm chất độc da cam với người được trợ giúp pháp lý khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý còn bị tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: Trên đây là mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý. Nếu tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?