Người nhận quyết định phong tỏa tài khoản không ký vào biên bản giao quyết định thì phải làm thế nào?
- Người nhận quyết định phong tỏa tài khoản không ký vào biên bản giao quyết định thì phải làm thế nào?
- Không chịu nhận quyết định phong tỏa thì khi có thiệt hại xảy ra thì có phải bồi thường hay không?
- Kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản thì trong thời hạn bao nhiêu ngày Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế?
Người nhận quyết định phong tỏa tài khoản không ký vào biên bản giao quyết định thì phải làm thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản không ký và biên bản bàn giao như sau:
Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
1. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được ban hành sau khi Chấp hành viên lập biên bản phong tỏa theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong tỏa.
...
Theo quy định thì tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
Người nhận quyết định phong tỏa tài khoản không ký vào biên bản giao quyết định thì phải làm thế nào? (Hình từ Internet)
Không chịu nhận quyết định phong tỏa thì khi có thiệt hại xảy ra thì có phải bồi thường hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp không nhận quyết định phong tỏa tài khoản như sau:
Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
...
2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
...
Theo đó, trường hợp người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.
Người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
Kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản thì trong thời hạn bao nhiêu ngày Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế?
Căn cứ Điều 67 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Thị hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về việc phong tỏa tài sản như sau:
Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
1. Việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.
2. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.
Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, tài sản. Biên bản, quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định của Luật này.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 cho bệnh viện chi tiết? Tải mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 cho bệnh viện?
- Lịch Tết 2025 Ất Tỵ chi tiết? Lịch Tết 2025 Ất Tỵ dương lịch, âm lịch? Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày mấy?
- Ngày 21 tháng 1 là ngày gì? Ngày 21 tháng 1 cung gì? Ngày 21 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của đất nước?
- Ai phải thắt dây an toàn khi đi xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi không thắt dây an toàn khi điều khiển ô tô 2025 phạt bao nhiêu?
- Mẫu Hồ sơ yêu cầu mua sắm trực tiếp? Hồ sơ yêu cầu mua sắm trực tiếp được phát hành cho nhà thầu nào?