Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông? Quy định đối với người ngồi sau xe máy?

Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông không? Quy định đối với người ngồi sau xe máy như thế nào? Nhà nước có những chính sách gì về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định?

Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
7. Cải tạo xe (sau đây gọi là cải tạo) là việc thay đổi đặc điểm của xe đã được cấp đăng ký xe, biển số xe hoặc xe đã qua sử dụng được nhập khẩu dẫn đến thay đổi về kiểu loại xe theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi trên đường bộ; người đi bộ trên đường bộ.
...

Theo quy định, người tham gia giao thông đường bộ bao gồm người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, người ngồi sau xe máy cũng được xem là người tham gia giao thông đường bộ.

Quy định đối với người ngồi sau xe máy như thế nào?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người ngồi sau xe máy (người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy) phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.

Và người ngồi sau xe máy (người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy) khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Mang, vác vật cồng kềnh;

- Sử dụng ô;

- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông? Quy định đối với người ngồi sau xe máy?

Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông? Quy định đối với người ngồi sau xe máy? (Hình từ Internet)

Nhà nước có những chính sách gì về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

(1) Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.

(2) Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.

(3) Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

(4) Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.

(5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

(6) Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới;

Ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.

Người tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông? Quy định đối với người ngồi sau xe máy?
Pháp luật
Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
Pháp luật
Tại các bệnh viện thực hiện đo nồng độ cồn trong máu đối với người tham gia giao thông được chỉ định như thế nào?
Pháp Luật
Cảnh sát giao thông có được phép tạm giữ xe của người tham gia giao thông mà không cần lập biên bản?
Pháp luật
CSGT có được thực hiện khám người tham gia giao thông đường bộ không? Khi tiến hành kiểm soát thì CSGT có bắt buộc phải chào không?
Pháp luật
Đề xuất: Cảnh sát giao thông không cần phải chào điều lệnh với người tham gia giao thông có hành vi thiếu văn hóa, cản trở, chống đối?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tham gia giao thông
39 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tham gia giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người tham gia giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào