Người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển có trách nhiệm gì? Việc tiêu hủy tài sản chìm đắm được quy định như thế nào?
Người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển có trách nhiệm gì?
Theo Điều 17 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về tiếp nhận và bảo quản tài sản chìm đắm như sau:
- Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm bảo quản tài sản của mình trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
- Người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản, người tìm thấy, cứu được hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam, trong vùng nước cảng biển hoặc trên các tuyến đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo quản các tài sản đó cho đến khi giao lại cho Cảng vụ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức bảo quản tài sản.
- Trường hợp tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước, việc tiếp nhận và bảo quản tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Trường hợp tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự thì cơ quan quân sự liên quan chủ trì, phối hợp với cơ quan công an chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản.
- Trường hợp tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia thì cơ quan công an liên quan chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản.
- Trường hợp tài sản chìm đắm sau khi trục vớt là tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc chủ sở hữu tài sản không tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt có trách nhiệm thuê tổ chức, cá nhân tiếp nhận, bảo quản.
Như vậy, người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản của người khác đang trôi nổi có trách nhiệm bảo quản các tài sản đó cho đến khi giao lại cho Cảng vụ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức bảo quản tài sản.
Tài sản chìm đắm
Việc tiêu hủy tài sản chìm đắm được quy định như thế nào?
Tại Điều 18 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về tiêu hủy tài sản chìm đắm như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Nghị định này quyết định việc tiêu hủy tài sản chìm đắm đối với các tài sản phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản chìm đắm có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tiêu hủy tài sản quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định có liên quan của pháp luật.
- Việc tiêu hủy tài sản chìm đắm phải được lập thành biên bản. Nội dung chính của biên bản tiêu hủy tài sản chìm đắm, gồm:
+ Tên, loại tài sản tiêu hủy;
+ Căn cứ thực hiện tiêu hủy tài sản;
+ Thời gian, địa điểm tiêu hủy tài sản;
+ Chủng loại, số lượng tài sản tiêu hủy;
+ Hình thức tiêu hủy tài sản;
+ Thành phần tham gia tiêu hủy tài sản.
- Chi phí tiêu hủy tài sản chìm đắm do chủ sở hữu tài sản chìm đắm chi trả; trường hợp tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước, việc thanh toán chi phí tiêu hủy và các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định.
Trong đó, Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
- Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự.
- Bộ Công an chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:
+ Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt. Trước khi phê duyệt phương án trục vớt, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải báo cáo và nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải;
+ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ hàng hải đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ sở hữu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trong vùng nước cảng biển hoặc vùng biển Việt Nam do chủ sở hữu tài sản chìm đắm tổ chức trục vớt.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và phân cấp cho các cơ quan sau đây thực hiện:
+ Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tổ chức trục vớt;
+ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là di vật thì việc bán tài sản được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về bán tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước như sau:
- Việc bán tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định việc bán tài sản chìm đắm.
- Đối với tài sản chìm đắm là tài sản nhà nước do đơn vị vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng, việc bán tài sản chìm đắm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân.
- Trường hợp tài sản chìm đắm là di vật, cổ vật, việc bán tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Như vậy, tài sản chìm đắm là di vật, cổ vật, việc bán tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?