Người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp? Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được quy định ra sao?
- Người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp?
- Văn bản ủy quyền của người ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử trong thời hạn nào?
- Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp gồm có những loại hình thức nào?
Người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Người phát ngôn của Bộ Tư pháp);
c) Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Bộ thực hiện phát ngôn (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn của Bộ Tư pháp để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp gồm:
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Người phát ngôn của Bộ Tư pháp);
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Bộ thực hiện phát ngôn (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn của Bộ Tư pháp để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
Người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp? (Hình từ Internet)
Văn bản ủy quyền của người ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử trong thời hạn nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định tại Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ, tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của Người được ủy quyền phát ngôn và văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục, Cục trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
...
Theo đó, khi thực hiện ủy quyền thì họ, tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của Người được ủy quyền phát ngôn và văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp gồm có những loại hình thức nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 quy định hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
- Tổ chức họp báo.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí mà báo chí đã đăng không chính xác như thông tin đã được cung cấp.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hồ sơ đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm tài liệu gì?
- Bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương ngày mấy, ở đâu? Lịch bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ?
- Mẫu bài thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cho học sinh tiểu học và THCS 2 bộ đề tham khảo ra sao?
- Không còn công chức cấp xã theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)? Phân loại công chức ra sao?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học mới nhất 2025?