Người lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu nào? Việc lấy mẫu này được quy định như thế nào?
- Căn cứ vào đâu để thực hiện giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản?
- Người lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Việc lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào báo cáo định kỳ về hoạt động giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Căn cứ vào đâu để thực hiện giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản?
Căn cứ vào đâu để thực hiện giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, thì theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Căn cứ để thực hiện giám sát ATTP nông lâm thủy sản
Các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành và các quy định khác của nhà nước có liên quan về các chỉ tiêu ATTP đối với thực phẩm nông lâm thủy sản.
Như vậy, theo quy định trên thì để thực hiện giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cần căn cứ vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành và các quy định khác của nhà nước có liên quan về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nông lâm thủy sản.
Người lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Người lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Người lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Yêu cầu đối với người lấy mẫu
1. Có chuyên môn phù hợp;
2. Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo, tập huấn có nội dung về lấy mẫu ATTP nông lâm thủy sản.
Như vậy, theo quy định trên thì người lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có chuyên môn phù hợp;
- Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo, tập huấn có nội dung về lấy mẫu an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Việc lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện như thế nào?
Việc lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại Điều 16 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Lấy mẫu giám sát
1. Căn cứ vào kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Cơ quan giám sát tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát.
2. Bảo quản mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm cụ thể cho từng mẫu; khối lượng mẫu kiểm nghiệm phải đảm bảo đủ để kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm khẳng định; Lập biên bản thu mẫu, có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu.
3. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong và có ký hiệu nhận biết (mã hóa). Cơ quan giám sát phải gửi mẫu đến các Phòng kiểm nghiệm để thực hiện kiểm nghiệm kịp thời theo yêu cầu của từng loại mẫu và chỉ tiêu phân tích.
4. Quy trình lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu và gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm của một số sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, việc lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Cơ quan giám sát tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát.
- Bảo quản mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm cụ thể cho từng mẫu; khối lượng mẫu kiểm nghiệm phải đảm bảo đủ để kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm khẳng định; Lập biên bản thu mẫu, có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu.
- Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong và có ký hiệu nhận biết (mã hóa). Cơ quan giám sát phải gửi mẫu đến các Phòng kiểm nghiệm để thực hiện kiểm nghiệm kịp thời theo yêu cầu của từng loại mẫu và chỉ tiêu phân tích.
- Quy trình lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu và gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm của một số sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan nào báo cáo định kỳ về hoạt động giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Cơ quan báo cáo định kỳ về hoạt động giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Tổng hợp, phê duyệt kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản hàng năm của Cơ quan giám sát.
3. Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tổ chức triển khai các biện pháp kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm chất lượng ATTP cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
5. Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) về hoạt động giám sát ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) về hoạt động giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?