Người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì có thể đổi mã thẻ bảo hiểm y tế để hưởng quyền lợi cao hơn không?

Tôi nhập ngũ năm 1978. Tháng 5/1979, tôi sang nước bạn Lào làm nhiệm vụ quốc tế. Tháng 5/1982, tôi hoàn thành nhiệm vụ, được xuất ngũ, chuyển ngành về công ty xây dựng. Năm 2008, tôi nghỉ chế độ hưu trí. Năm 2018, tôi được kết nạp vào Hội Cựu chiến binh. Nay tôi muốn đổi mã thẻ BHYT HT3 sang mã thẻ YT KC2 có được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Người thuộc hội cựu chiến binh thuộc nhóm đối tượng nào khi tham gia bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:

"Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
..."

Theo quy định trên thì người thuộc hội cựu chiến binh sẽ thuộc nhóm được ngân sách nhà nước đóng khi tham gia bảo hiểm y tế.

Người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì có thể đổi mã thẻ bảo hiểm y tế để hưởng quyền lợi cao hơn không?

Người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì có thể đổi mã thẻ bảo hiểm y tế để hưởng quyền lợi cao hơn không? (Hình từ Internet)

Người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì có thể đổi mã thẻ bảo hiểm y tế để hưởng quyền lợi cao hơn không?

Căn cứ Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về quyền lợi khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
..."

Trường hợp của anh, thì anh đang có thẻ bảo BHYT cấp theo đối tượng hưởng lương hưu nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng (mã đối tượng và quyền lợi có ký hiệu là HT3) đồng thời cũng thuộc đối tượng cựu chiến binh có thời gian làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào từ tháng 5/1979.

Vì vậy, anh được đổi thẻ BHYT theo mã quyền lợi cao hơn của đối tượng cựu chiến binh có ký hiệu là HT2 được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng BHYT.

Thời hạn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi mã thẻ bảo hiểm y tế là bao lâu?

Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về thời gian cấp đổi lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:

"Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
3.Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.”

Như vậy, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế sẽ cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Trạm y tế có trách nhiệm cấp giấy báo tử, kiểm thảo tử vong khi người bệnh mất tại cơ sở hay không?
Pháp luật
Mức đóng BHYT đối với lực lượng QĐND, CAND, người làm công tác cơ yếu từ 01 tháng 7 năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về bảo hiểm y tế đối với QĐND, CAND và người làm công tác cơ yếu?
Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm? Hướng dẫn tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế năm 2025?
Pháp luật
Thông báo cập nhật số căn cước công dân đối với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trước ngày 31 3 2025?
Pháp luật
Thanh toán thuốc điều trị ung thư thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia bảo hiểm y tế thì do cơ quan nào đóng? Mức đóng là bao nhiêu?
Pháp luật
Người lao động làm thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp không?
Pháp luật
Hướng dẫn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
853 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào