Người lao động sửa chữa điện ở nông thôn có cần thiết phải được huấn luyện về an toàn điện không?
- Người lao động có bắt buộc phải được cấp thẻ an toàn điện khi làm các công việc liên quan đến vận hành, sửa chữa đường dây điện hay không?
- Ai phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện về an toàn điện cho người lao động?
- Người lao động sửa chữa điện ở nông thôn có cần thiết phải được huấn luyện về an toàn điện không?
Người lao động có bắt buộc phải được cấp thẻ an toàn điện khi làm các công việc liên quan đến vận hành, sửa chữa đường dây điện hay không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định liên quan đến các yêu cầu chung về an toàn điện, truyền tải điện cụ thể như sau:
Yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải bàn giao đầy đủ tài liệu thiết kế, thi công, hoàn công và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng cho đơn vị quản lý vận hành.
2. Đối với đoạn đường dây dẫn điện trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong và nơi thường xuyên tập trung đông người thì các chế độ vận hành của đường dây không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức quy định.
3. Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định.
4. Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: Vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương tiện khác theo quy định.
5. Bố trí người lao động làm công việc vận hành, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
b) Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
6. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan. Các thiết bị, dụng cụ điện phải được kiểm định an toàn kỹ thuật theo đúng quy định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về danh mục trang thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định; nội dung kiểm định; hình thức, chu kỳ kiểm định; quy trình kiểm định; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện.
7. Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm.
8. Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.
9. Thực hiện việc thống kê, báo cáo tai nạn điện, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp."
Như vậy, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khi bố trí người lao động làm công việc vận hành, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ điều kiện được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
Người lao động sửa chữa điện ở nông thôn có cần thiết phải được huấn luyện về an toàn điện không? (Hình từ Internet)
Ai phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện về an toàn điện cho người lao động?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định liên quan đến việc huấn luyện, sát hạch an toàn điện đối với người lao động cụ thể như sau:
“Điều 6. Quy định về huấn luyện, sát hạch an toàn điện
1. Người lao động làm công việc xây dựng, vận hành, kiểm định và sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện phải được huấn luyện, sát hạch về an toàn điện.
3. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cho người lao động được quy định tại khoản 1 Điều này; đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, việc cấp thẻ an toàn điện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Điện lực.
4. Chương trình huấn luyện phải có các nội dung chính sau:
a) Quy trình vận hành, xử lý sự cố đường dây điện, thiết bị điện nơi người lao động làm việc;
b) Quy định về an toàn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định đường dây điện, thiết bị điện trong trường hợp có cắt điện và không cắt điện;
c) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp cấp cứu người bị nạn do điện;
d) Thiết lập vùng làm việc an toàn;
đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động;
e) Thực hành những nội dung có liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
5. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về huấn luyện, sát hạch an toàn điện.”
Từ những quy định trên, có thể thấy trách nhiệm tổ chức huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cho người lao động làm công việc xây dựng, vận hành, kiểm định và sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện thuộc về người sử dụng lao động.
Người lao động sửa chữa điện ở nông thôn có cần thiết phải được huấn luyện về an toàn điện không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện bao gồm:
- Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
- Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
- Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Như vậy, người lao động làm công việc xây dựng, vận hành, kiểm định và sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện nói chung, bao gồm cả người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo cũng thuộc đối tượng phải tham gia huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?