Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thay mình không?
- Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thay mình không?
- Người lao động được nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thông qua những hình thức nào?
- Người lao động có thể bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong trường hợp nào?
Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thay mình không?
Việc ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Quyền của người lao động
...
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thay mình.
Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thay mình không? (Hình từ Internet)
Người lao động được nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thông qua những hình thức nào?
Hình thức nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
...
Như vậy, theo quy định, người lao động được nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau đây:
(1) Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
(2) Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
(3) Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động.
Người lao động có thể bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong trường hợp nào?
Trường hợp người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, người lao động có thể bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Xuất cảnh trái phép;
(2) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
(3) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?