Năm 2023, đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu?
- Năm 2023, đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
- Thay đổi về số năm đóng bảo hiểm xã hội để được nhận lương hưu tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Thay đổi về số năm đóng bảo hiểm xã hội để được nhận lương hưu tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Năm 2023, đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
*Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) điều kiện hưởng lương hưu năm 2023 đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, để được hưởng lương hưu năm 2023 thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như là số năm đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, số năm đóng bảo hiểm xã hội là ít nhất đủ 20 năm kể cả nam và nữ hoặc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
*Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Năm 2023, đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? (Hình từ Internet)
Thay đổi về số năm đóng bảo hiểm xã hội để được nhận lương hưu tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Tại Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 31 của Luật này nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
4. Người lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì điều kiện để được hưởng lương hưu là phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Như vậy, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì dự kiến chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên (trừ trường hợp đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì từ đủ 20 năm trở lên).
Có thể thấy, so với quy định hiện hành, thì Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đã rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.
Thay đổi về số năm đóng bảo hiểm xã hội để được nhận lương hưu tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Tại Điều 105 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định điều kiện hưởng lương hưu với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ 61 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 56 tuổi 08 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
2. Đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Giống như bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội xuống còn 15 để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?