Người lao động có được phép thỏa thuận tiền lương trong thời gian thử việc hay không theo quy định?
Người lao động có được phép thỏa thuận tiền lương trong thời gian thử việc hay không?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể về tiền lương như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận tiền lương trong thời gian thử việc, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Bên cạnh đó theo căn cứ vào Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc, cụ thể:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo quy định trên, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Người lao động có được phép thỏa thuận tiền lương trong thời gian thử việc hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp người lao động thử việc không đạt thì người sử dụng lao động phải thông báo hay không?
Tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Nếu thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Người lao động vi phạm nội quy công ty thì có bị khấu trừ vào tiền lương hay không?
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỷ luật lao động, cụ thể như sau:
Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Theo quy định, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Cũng đồng thời, theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Như vậy, người lao động vi phạm nội quy công ty có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật lao động. Và theo đó, hành vi khấu trừ tiền lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động. Do đó, công ty không được khấu trừ tiền lương người lao động.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/2025)?
- Khối 5 cánh quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là những cánh quân nào?
- Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc chỉ tham gia hoạt động nào trên cơ sở đề nghị của Liên hợp quốc?
- Xem lịch ngày 25 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 25 4 2025? Lịch dương lịch âm ngày 25 4 tốt hay xấu?
- Người sinh ngày 24 tháng 4: Tính cách, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe thế nào? Sự kiện 24 4? 24 4 có phải lễ lớn?