Người lao động cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng?
- Cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
- Người lao động cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người lao động cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc không?
Cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Chiếu theo quy định này, người lao động cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu người lao động vi phạm quy định này.
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công (hình từ Internet)
Người lao động cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo hoặc ép buộc người lao động đình công;
b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;
c) Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị hoặc tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
b) Trù dập hoặc trả thù đối với người lao động tham gia đình công hoặc người lãnh đạo đình công;
c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật Lao động;
d) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lấy ý kiến về đình công.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Theo đó, người lao động có hành vi cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc sẽ bị phạt tiền với mức phạt tối đa lên đến 2.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người lao động cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc không?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
...
Như đã phân tích ở trên, mức phạt tối đa đối với người lao động có hành vi cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc là 2.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt là 5.000.000 đồng).
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền người lao động cản trở đồng nghiệp không tham gia đình công đi làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?