Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì có vi phạm pháp luật không?
- Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì có vi phạm pháp luật không?
- Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì bị xử lý như thế nào?
- Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?
Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Thư viện 2019, có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện
1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.
6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
Theo quy định trên thì hành vi chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin của thư viện là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện.
Như vậy, theo quy định trên thì người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quy hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì vẫn bị xem là vi phạm pháp luật.
Người làm việc trong thư viện (Hình từ Internet)
Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện như sau:
Vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đánh tráo tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt;
b) Chiếm dụng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt;
c) Cung cấp trái quy định thông tin về người sử dụng dịch vụ thư viện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật;
b) Làm hư hỏng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra thì còn biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm a khoản 6 Điều 26 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện như sau:
Vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện
…
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo hoặc chiếm dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo trên.
Người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?
Theo khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
...
Đồng thời khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
…
Cũng theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân).
Hành vi vi phạm người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa là hành vi cá nhân nên mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng.
Cho nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân câp xã có thẩm quyền xử phạt việc người làm trong thư viện mà đánh tráo sách nhưng không phải là sách cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt theo như các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?