Người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?
- Người làm công tác y tế có thuộc đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng không?
- Người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?
- Người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng ít nhất bao nhiêu giờ?
Người làm công tác y tế có thuộc đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người làm công tác chỉ huy, quản lý
a) Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương, sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên;
b) Cấp phó của các đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.
...
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
...
Theo đó, người làm công tác y tế thuộc nhóm 5, là đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
Người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng đối với nhóm 5.
Như vậy, người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung sau:
- Hệ thống chính sách, pháp luật; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị. Phân định trách nhiệm và quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn tại nơi làm việc;
- Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:
+ Yếu tố có hại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại.
+ Lập hồ sơ vệ sinh lao động nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống.
+ Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu.
+ Phòng chống dịch bệnh nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm.
+ Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động.
+ Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm nơi làm việc.
+ Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.
+ Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
+ Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.
+ Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan.
Người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng ít nhất bao nhiêu giờ?
Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định về thời gian huấn luyện lần đầu đối với nhóm 5 như sau:
Thời gian huấn luyện lần đầu
1. Nhóm 1 và nhóm 4: Ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
5. Nhóm 6: Ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người làm công tác y tế tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?