Người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ có phải tham gia bảo hiểm y tế không?
- Người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ có phải tham gia bảo hiểm y tế không?
- Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng đối với đối với người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu?
- Thẻ bảo hiểm y tế của người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ bị tạm giữ trong trường hợp nào?
Người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ có phải tham gia bảo hiểm y tế không?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Quân nhân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.
2. Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;
c) Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước.
3. Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Theo quy định người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Như vậy, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ thuộc một trong những đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế.
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng đối với đối với người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm y tế đối với người làm công tác cơ yếu như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1; các Điểm b và c Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp.
Theo đó, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ có mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tháng.
Người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ có phải tham gia bảo hiểm y tế không? (Hình từ Internet)
Thẻ bảo hiểm y tế của người làm công tác cơ yếu đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ bị tạm giữ trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này bị thu hồi trong trường hợp:
a) Thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức cơ yếu;
b) Chuyển sang chế độ phục vụ khác không phải là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu;
c) Thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng số, trùng đối tượng;
d) Thẻ bảo hiểm y tế cấp không đúng đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.
2. Đơn vị quản lý đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều này, báo cáo với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ để giảm trừ tiền đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng đó.
3. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này bị tạm giữ trong trường hợp người khác sử dụng đi khám bệnh, chữa bệnh.
Người được giao quản lý thẻ hoặc người có thẻ bảo hiểm y tế cho người khác mượn thẻ phải chịu hình thức kỷ luật của Quân đội, Công an, Cơ yếu và phải bồi hoàn toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ bị tạm giữ trong trường hợp người khác sử dụng đi khám bệnh, chữa bệnh.
Người được giao quản lý thẻ hoặc người có thẻ bảo hiểm y tế cho người khác mượn thẻ phải chịu hình thức kỷ luật của Quân đội, Công an, Cơ yếu và phải bồi hoàn toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?