Người làm chứng là ai? Pháp luật có cho phép việc người làm chứng vắng mặt trong phiên xét xử của Tòa án hay không?
Người làm chứng là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:
“Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”
Pháp luật quy định như thế nào về quyền của người làm chứng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người làm chứng có các quyền như sau:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng
Người làm chứng trong vụ án hình sự có thể vắng mặt tại phiên tòa xét xử hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người làm chứng như sau:
"a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.”
Ngoài ra, Điều 293 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quy định về sự có mặt của người làm chứng như sau:
"1. Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này.”
Căn cứ theo các quy định trên, người làm chứng có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng đã được tiến hành lấy lời khai trước đó tại cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa tiến hành công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án mà vắng mặt thì tùy trường hợp mà Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Đối với trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt nhưng không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải.
Thế nên, dựa trên sự cần thiết và ảnh hưởng của bạn đến vụ án mà tùy vào từng trường hợp cụ thể việc vắng mặt của anh/chị sẽ được giải quyết bằng các cách sau:
Trong trường hợp trước đó anh/chị đã tiến hành cho lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa sẽ công bố những lời khai đó và phiên tòa vẫn được diễn ra bình thường. Do đó, sự vắng mặt của anh/chị có thể được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Đối với trường hợp anh/chị làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Nếu anh/chị được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của anh/chị gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải anh/chị theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?