Người lái xe ô tô khách từ 80 ghế trở lên thì cần có bằng lái xe hạng nào theo quy định hiện nay?

Lái xe ô tô chở khách từ 80 ghế trở lên có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không? Người lái xe ô tô chở khách từ 80 ghế trở lên thì cần có bằng lái xe hạng nào theo quy định hiện nay? - câu hỏi của anh Giang (Bình Dương)

Lái xe ô tô khách từ 80 ghế trở lên có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?

Theo Mục IV Phụ lục Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

vận tải

Như vậy, lái xe ô tô khách từ 80 ghế trở lên là một công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và rung.

Người lái xe ô tô chở khách từ 80 ghế trở lên thì cần có bằng lái xe hạng nào theo quy định hiện nay?

Theo khoản 4 Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

Giấy phép lái xe
1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
5. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Bên cạnh đó, theo khoản 10 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe
...
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
...

Như vậy, người lái xe ô tô chở khách từ 80 ghế trở lên thì cần có bằng lái xe hạng E.

bằng lái xe hạng e

Người lái xe ô tô khách từ 80 ghế trở lên thì cần có bằng lái xe hạng nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Bằng lái xe hạng E có thời hạn mấy năm?

Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Như vậy, bằng lái xe hạng E có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Xe ô tô khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài xế điều khiển xe ô tô khách chạy không đúng lịch trình vận tải theo quy định thì mức xử phạt đối với tài xe là bao nhiêu?
Pháp luật
Muốn cải tạo xe ô tô khách 16 chỗ thành xe tải VAN để chở hàng hóa thì có được hay không? Hồ sơ như thế nào?
Pháp luật
Người lái xe ô tô khách từ 80 ghế trở lên thì cần có bằng lái xe hạng nào theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe ô tô khách
1,003 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xe ô tô khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xe ô tô khách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào