Người lái xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì khi quản lý vận hành xe ô tô chuyên dùng?
- Căn cứ vào đâu để Thủ trưởng đơn vị quản lý xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng xe?
- Người lái xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì khi quản lý vận hành xe ô tô chuyên dùng?
- Xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân phải hạch toán như thế nào?
Căn cứ vào đâu để Thủ trưởng đơn vị quản lý xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng xe?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định về quản lý và sử dụng xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 140/QĐ-VKSTC năm 2020, có quy định về bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô chuyên dùng như sau:
Bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô chuyên dùng
Xe ô tô chuyên dùng phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Căn cứ vào chế độ bảo dưỡng theo quy định và điều kiện thực tế lưu hành, đơn vị quản lý, sử dụng xe có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa (nội dung, kinh phí) trên cơ sở kiểm tra xác nhận bằng biên bản tình trạng kỹ thuật xe của cơ quan chuyên môn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng xe tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa xe theo đúng nội dung và phù hợp với nguồn kinh phí được giao. Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa phải tổ chức nghiệm thu, kiểm tra kỹ thuật, xác nhận tình trạng xe (bằng biên bản) để đảm bảo chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa.
Việc lập dự toán, quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô chuyên dùng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng xe tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa xe theo đúng nội dung và phù hợp với nguồn kinh phí được giao.
Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa phải tổ chức nghiệm thu, kiểm tra kỹ thuật, xác nhận tình trạng xe (bằng biên bản) để đảm bảo chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa.
Người lái xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì khi quản lý vận hành xe ô tô chuyên dùng? (Hình từ Internet)
Người lái xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì khi quản lý vận hành xe ô tô chuyên dùng?
Căn cứ tại Điều 12 Quy định về quản lý và sử dụng xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 140/QĐ-VKSTC năm 2020, có quy định về trách nhiệm của lái xe khi quản lý và vận hành xe ô tô chuyên dùng như sau:
Trách nhiệm của lái xe khi quản lý và vận hành xe ô tô chuyên dùng
1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của lái xe theo quy định hiện hành của Nhà nước khi được giao quản lý xe và khi tham gia giao thông.
2. Quản lý tài sản công là xe ô tô chuyên dùng kể cả các loại giấy tờ có liên quan đến xe như đăng ký, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy phép lưu hành...
3. Giữ gìn bảo quản sạch sẽ, quản lý và sử dụng xe theo đúng quy trình, phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe trước khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.
4. Lập và quản lý sổ theo dõi hành trình và tình trạng kỹ thuật của xe để phục vụ cho công tác quản lý, chi phí sử dụng xe; chủ động lập kế hoạch đề xuất bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa xe để trình người có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
5. Chấp hành đúng quy định của pháp luật, của Ngành, của đơn vị về quản lý và sử dụng xe ô tô, về việc quản lý phương tiện giao thông đường bộ; chỉ được đưa xe ra khỏi đơn vị khi có lệnh điều xe; có quyền từ chối không chở số người vượt quá quy định, không được giao xe cho người không đủ điều kiện, không có trách nhiệm lái.
6. Có trách nhiệm đưa đón công chức, viên chức, người lao động đi công tác theo đúng lịch trình mà đối tượng sử dụng xe đã đăng ký và được phê duyệt, không được tự ý lái xe đi nơi khác ngoài lịch trình; ghi đầy đủ thông tin về lộ trình, thời gian đi công tác, số km sử dụng trên phiếu ghi lộ trình để cá nhân, đại diện cho Đoàn công tác sử dụng xe ký xác nhận ngay sau khi kết thúc chuyến đi công tác, làm cơ sở thanh toán chi phí xăng dầu hàng tháng theo quy định.
Theo đó, khi quản lý vận hành xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân thì người lái xe ô tô chuyên dùng có các trách nhiệm được quy định như trên.
Xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân phải hạch toán như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy định về quản lý và sử dụng xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 140/QĐ-VKSTC năm 2020, có quy định về hạch toán, báo cáo kiểm kê, tính hao mòn như sau:
Hạch toán, báo cáo kiểm kê, tính hao mòn
1. Xe ô tô chuyên dùng phải được hạch toán kịp thời, đầy đủ cả về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
2. Thực hiện chế độ báo cáo tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của Ngành.
3. Thực hiện chế độ quản lý tính hao mòn tài sản công theo quy định do Bộ Tài chính ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong ngành Kiểm sát nhân dân phải hạch toán kịp thời, đầy đủ cả về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?