Người kinh doanh vận tải đường tủy nội địa được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong trường hợp nào?

Vận tải hàng hoá nguy hiểm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong trường hợp nào? Vận tải thi hài, hài cốt như thế nào theo quy định pháp luật mới nhất, xin cảm ơn!

Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong trường hợp nào?

Tại Điều 94 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về miễn bồi thường cụ thể:

- Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây:

a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;

b) Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi;

c) Do nguyên nhân bất khả kháng;

d) Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hoá.

- Người thuê vận tải được miễn bồi thường vi phạm hợp đồng trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Trường hợp miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hành lý ký gửi, bao gửi

Trường hợp miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hành lý ký gửi, bao gửi

Vận tải hàng hóa nguy hiểm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Tại Điều 95 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:

- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng. Người vận tải phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại, phòng chống cháy, nổ; phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu.

- Chính phủ quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.

Vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng như thế nào?

Căn cứ Điều 96 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004:

Việc vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng phải sử dụng loại phương tiện phù hợp với loại hàng hoá và phải có phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vận tải động vật sống trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Tại Điều 97 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004:

- Tuỳ theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.

- Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.

- Việc vận tải động vật sống trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường.

Vận tải thi hài, hài cốt như thế nào?

Theo Điều 98 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định:

- Thi hài, hài cốt được vận tải phải có người áp tải.

- Thi hài phải được để trong hòm kín và đặt ở khoang riêng.

- Thi hài, hài cốt chỉ được vận tải khi có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khoản 21 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về thuê phương tiện:

- Thuê phương tiện được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa chủ phương tiện và người thuê phương tiện.

- Các hình thức thuê phương tiện gồm:

a) Thuê phương tiện không bao gồm thuyền viên làm việc trên phương tiện;

b) Thuê phương tiện và thuyền viên làm việc trên phương tiện.

- Chủ phương tiện cho thuê phương tiện có trách nhiệm sau:

a) Bảo đảm phương tiện đang trong trạng thái an toàn, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khi giao phương tiện cho người thuê phương tiện;

b) Trong trường hợp cho thuê phương tiện và thuyền viên trên phương tiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Người thuê phương tiện có trách nhiệm sau:

a) Sử dụng phương tiện, thuyền viên theo điều khoản trong hợp đồng và quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Không cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê, trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản; không được sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp;

d) Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phương tiện; trường hợp phát hiện tình trạng mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường của phương tiện thì phải tạm dừng khai thác và thông báo ngay cho chủ phương tiện biết để có biện pháp khắc phục.

Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Kinh doanh vận tải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giấy phép kinh doanh vận tải xe ô tô có thời hạn trong bao lâu?
Pháp luật
Nghị định 158/2024 quy định về hoạt động vận tải đường bộ thế nào? Tải về Nghị định 158/2024 quy định về hoạt động vận tải đường bộ ở đâu?
Pháp luật
Quy định về kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty 100% vốn nước ngoài? Hồ sơ đề nghị cấp gồm những gì?
Pháp luật
Xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ ngồi có cần trang bị bình cứu hỏa và búa thoát hiểm hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu không? Xe phải có niện hạn sử dụng bao nhiêu năm?
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa? Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông không?
Pháp luật
Chở hàng bằng xe ô tô bán tải có được xem là kinh doanh vận tải hay không? Mẫu Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là mẫu nào?
Pháp luật
Nhà xe có bị thu hồi phù hiệu xe kinh doanh vận tải trong trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải hay không?
Pháp luật
Từ 01/9/2022, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 7 ngày?
Pháp luật
Cứu nạn đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,521 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường thủy nội địa Kinh doanh vận tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường thủy nội địa Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào