Người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được có được miễn thực hiện các nghĩa vụ công dân hay không?
Người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được có được miễn thực hiện các nghĩa vụ công dân hay không?
Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật được quy định tại Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010, theo đó:
Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật thì người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền như tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người khuyết tật cũng có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật.
Do đó, không đồng nghĩa với việc người khuyết tật nói chung, người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được nói riêng được miễn các nghĩa vụ công dân.
Người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được có được miễn thực nhiện các nghĩa vụ công dân hay không? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được có được học tập bằng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật hay không?
Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục Điều 11 Luật Giáo dục 2019, theo đó:
Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.
Như vậy như đã trình bày ở phần trên nhà nước luôn tạo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ học tập cho mọi người dân không phân biệt, dân tộc, tín ngưỡng, khuyết tật hay không khuyết tật đều có quyền học như nhau.
Do đó, đối với người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được vẫn có quyền được đi học và học bằng ngôn ngữ ký hiệu dành riêng cho người khuyết tật về ngôn ngữ.
Trách nhiệm của gia đình có người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được thế nào?
Trách nhiệm của gia đình được quy định tại Điều 8 Luật Người khuyết tật 2010, theo đó:
Trách nhiệm của gia đình
1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Trách nhiệm của gia đình có người khuyết tật về ngôn ngữ không nói được được quy định như sau:
- Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
- Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
- Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, cụ thể:
Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?