Người khuyết tật thuộc đối tượng nào sẽ được nhận học bổng khi học tại các cơ sở giáo dục? Trường hợp nào người khuyết tật sẽ không được hưởng học bổng và những kinh phí hỗ trợ khi học tại các cơ sở giáo dục?
- Người khuyết tật thuộc đối tượng nào sẽ được nhận học bổng khi học tại các cơ sở giáo dục?
- Gia đình người khuyết tật được hưởng học bổng phải chuẩn bị những hồ sơ gì khi theo học tại cơ sở giáo dục công lập?
- Trường hợp nào người khuyết tật sẽ không được hưởng học bổng và những kinh phí hỗ trợ khi học tại các cơ sở giáo dục?
Người khuyết tật thuộc đối tượng nào sẽ được nhận học bổng khi học tại các cơ sở giáo dục?
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập dành cho người khuyết tật như sau:
"Điều 7. Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập
1. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.
Không áp dụng chế độ này đối với các đối tượng người khuyết tật đã được hưởng học bổng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.
Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
3. Các cơ sở giáo dục công lập có người khuyết tật đang theo học được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sách, tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung, đảm bảo ở mức tối thiểu.
Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch, cơ sở giáo dục căn cứ vào số người khuyết tật đang học, các dạng tật để lập phương án mua sắm (tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung) và dự toán kinh phí chi tiết gửi cơ quan chủ quản phê duyệt để tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở dự toán kinh phí được phê duyệt và căn cứ vào đặc điểm thực tế của cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện mua sắm theo quy định."
Như vậy, đối tượng người khuyết tật được nhận học bổng bao gồm: người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo học tại các cơ sở giáo dục và mức học bổng được hưởng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở. Ngoài ra, còn được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.
Người khuyết tật thuộc đối tượng nào sẽ được nhận học bổng khi học tại các cơ sở giáo dục?
Gia đình người khuyết tật được hưởng học bổng phải chuẩn bị những hồ sơ gì khi theo học tại cơ sở giáo dục công lập?
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ đối với người khuyết tập học tại các cơ sở giáo dục công lập được nhận học bổng như sau:
"1. Đối với người khuyết tập học tại các cơ sở giáo dục công lập
a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu năm học, người đứng đầu cơ sở giáo dục thông báo cho người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục (hoặc cha mẹ, người giám hộ) về chính sách đối với người khuyết tật và nộp một bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng);
- Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).
Người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này tổ chức quy trình kiểm tra, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ, tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, phê duyệt, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại cơ sở giáo dục."
Như vậy, gia đình người khuyết tật được hưởng học bổng phải chuẩn bị những hồ sơ sau: Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng); Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).
Trường hợp nào người khuyết tật sẽ không được hưởng học bổng và những kinh phí hỗ trợ khi học tại các cơ sở giáo dục?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về dừng cấp học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập như sau:
"Điều 9. Quy định về dừng cấp học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập
1. Người khuyết tật bỏ học hoặc bị buộc thôi học thì không được nhận học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập kể từ thời điểm bỏ học hoặc bị buộc thôi học.
Trường hợp người khuyết tật đã nhận học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập mà bỏ học hoặc bị buộc thôi học thì phải trả lại số tiền đã nhận kể từ thời điểm bỏ học hoặc bị buộc thôi học cho cơ quan thực hiện chi trả để nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
2. Cơ sở giáo dục công lập nơi có người khuyết tật bỏ học hoặc bị buộc thôi học có trách nhiệm gửi thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; cơ sở giáo dục ngoài công lập nơi người khuyết tật bỏ học hoặc bị buộc thôi học có trách nhiệm gửi thông báo về phòng giáo dục và đào tạo, phòng lao động - thương binh và xã hội, sở giáo dục và đào tạo chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày người khuyết tật bỏ học hoặc bị buộc thôi học để dừng cấp học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập."
Do đó, người khuyết tật sẽ không được hưởng học bổng và những kinh phí hỗ trợ khi học tại các cơ sở giáo dục trong trường hợp người đó bỏ học hoặc bị buộc thôi học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?