Người không có thẩm quyền xử phạt nhưng có thẩm quyền xử phạt tịch thu tang vật thì có được ra quyết định tạm giữ tang vật không?
- Người không có thẩm quyền xử phạt nhưng có thẩm quyền xử phạt tịch thu tang vật tại chương II phần hai Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có được ra quyết định tạm giữ tang vật không?
- Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm gì?
- Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định trong bao lâu?
Người không có thẩm quyền xử phạt nhưng có thẩm quyền xử phạt tịch thu tang vật tại chương II phần hai Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có được ra quyết định tạm giữ tang vật không?
Theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020:
- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
+ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
+ Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
+ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
- Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính."
Theo đó, pháp luật chỉ quy định là người có thẩm quyền xử phạt tịch thu tang vật tại chương II phần hai Luật này thì được ra quyết định tạm giữ tang vật chứ không bắt buộc phải là người có thẩm quyền xử phạt hành chính vụ việc vi phạm mới được quyết định tạm giữ. Hơn nữa, mục đích của việc tạm giữ là để ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu tán tang vật, phương tiện, do đó, nếu như mà phải chờ xác minh chính xác hành vi vi phạm, chính xác người có thẩm quyền xử phạt rồi mới xác định ai ra quyết định tạm giữ thì bất hợp lý.
Tóm lại, người không có thẩm quyền xử phạt nhưng có thẩm quyền xử phạt tịch thu tang vật tại chương II phần hai Luật Xử lý vi phạm hành chính thì được ra quyết định tạm giữ tang vật.
Tạm giữ tang vật
Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm gì?
Theo khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định trong bao lâu?
Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?