Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
- Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
- Cơ quan giải quyết bồi thường có thu án phí đối với yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước?
- Giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong quá trình tố tụng hành chính thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung gì?
Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
Theo Mục 35 Công văn 207/TANDTC-PC năm 2024 quy định như sau:
Trong vụ án hành chính, người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
Yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính được ban hành trái pháp luật gây ra là yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, khoản 1 Điều 76 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và điểm a, b khoản 4 Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC ngày 24/08/2023 hướng dẫn thi hành Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án thì người khởi kiện không phải nộp án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với yêu cầu bồi thường.
Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không? (hình từ internet)
Cơ quan giải quyết bồi thường có thu án phí đối với yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước?
Theo Điều 76 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Án phí, lệ phí, các loại phí khác và thuế trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường
1. Cơ quan giải quyết bồi thường không thu các khoản án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với nội dung yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này.
2. Người bị thiệt hại không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền bồi thường được nhận.
Như vậy, cơ quan giải quyết bồi thường không thu các khoản án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với nội dung yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong quá trình tố tụng hành chính thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung gì?
Theo Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án
1. Việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính có nội dung yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.
Thời điểm chấp nhận yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính là thời điểm Tòa án có thẩm quyền thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Việc xác định thiệt hại được bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của Luật này sau khi Tòa án có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung sau đây:
a) Hành vi gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Thiệt hại, mức bồi thường, phục hồi danh dự (nếu có) và việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
c) Cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, thực hiện phục hồi danh dự (nếu có) và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
4. Trường hợp người yêu cầu bồi thường không đồng ý với nội dung giải quyết bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản án, quyết định của Tòa án không có nội dung giải quyết bồi thường thì chỉ được tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo thủ tục tố tụng.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Như vậy, trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung sau đây:
- Hành vi gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thiệt hại, mức bồi thường, phục hồi danh dự (nếu có) và việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
- Cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, thực hiện phục hồi danh dự (nếu có) và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu bồi thường không đồng ý với nội dung giải quyết bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản án, quyết định của Tòa án không có nội dung giải quyết bồi thường thì chỉ được tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo thủ tục tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê các nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí kèm theo hồ sơ đăng ký thuế dùng cho tổ chức là mẫu nào?
- Doanh nghiệp lắp đặt không đúng quy định hệ thống thùng thư công cộng tại khu đô thị bị xử phạt bao nhiêu?
- Bán kết và chung kết Miss Universe năm nay diễn ra ở đâu? Đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Hoàn vũ tại nước ngoài phải thực hiện thủ tục gì?
- Hợp đồng tương tự có bắt buộc phải ký kết với cơ quan nhà nước được không? Hợp đồng tương tự không đáp ứng thì xử lý thế nào?
- Trường hợp kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì xử lý thế nào?