Người khai thác tàu bay xác định chuyến bay như thế nào? Điều kiện cần đáp ứng để tàu bay được phép khai thác?

Chào Thư Viện Pháp Luật, tôi có thắc mắc là cách người khai thác tàu bay xác định chuyến bay như thế nào? Người khai thác tàu bay có trách nhiệm như thế nào? Điều kiện cần đáp ứng để tàu bay được phép khai thác? - Câu hỏi của anh Gia Bảo (Vĩnh Phúc).

Người khai thác tàu bay xác định chuyến bay như thế nào?

nguoi-khai-thac-tau-bay-xac-dinh-chuyen-bay

Người khai thác tàu bay xác định chuyến bay như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ tho Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BGTVT quy định những cách xác định các chuyến bay của người khai thác tàu bay như sau:

Xác định các chuyến bay của người khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay nhận diện các chuyến bay của mình theo một trong các cách như sau:
1. Theo Mã định danh Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
2. Theo Số đăng ký tàu bay.
a) Trong trường hợp một chuyến bay không thể nhận diện theo Mã định danh ICAO hoặc Số đăng ký tàu bay thì chuyến bay đó được xác định thuộc về chủ sở hữu tàu bay, khi đó chủ sở hữu tàu bay được xem là người khai thác tàu bay. Chủ sở hữu tàu bay phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết để nhận diện chuyến bay của người khai thác tàu bay khi được yêu cầu.
b) Trong trường hợp cho thuê tàu bay bao gồm cả tổ bay, nếu một chuyến bay được khai thác theo Mã định danh ICAO của bên thuê, các nghĩa vụ liên quan đến lượng nhiên liệu tiêu thụ, phát thải khí CO2 của chuyến bay được xác nhận cho bên thuê tàu bay.
c) Trong trường hợp chia chỗ chuyến bay (code-share), lượng phát thải của các hãng hàng không khác nhau được phân bổ cho người khai thác tàu bay có Mã định danh ICAO trong Kế hoạch bay không lưu.
3. Nhận diện một người khai thác tàu bay của một quốc gia
a) Một người khai thác tàu bay thuộc quyền của một quốc gia phải được nhận diện qua Mã định danh ICAO, Chứng chỉ người khai thác tàu bay (sau đây viết tắt là AOC) và nơi đăng ký pháp lý.
b) Khi người khai thác tàu bay đổi Mã định danh ICAO, AOC hoặc nơi đăng ký pháp lý đến quốc gia mới nhưng không thành lập công ty mới hoặc công ty con thì quốc gia này trở thành quốc gia quản lý người khai thác tàu bay cho giai đoạn tiếp theo.
c) Hai người khai thác tàu bay được coi là một cơ quan duy nhất nếu một người khai thác tàu bay này là công ty con do người khai thác tàu bay kia sở hữu toàn bộ và cả hai đều được đăng ký hợp pháp trong cùng một quốc gia và quốc gia này là quốc gia quản lý.
d) Việc coi một số người khai thác tàu bay là một cơ quan duy nhất không áp dụng khi người khai thác tàu bay được sở hữu hoàn toàn bởi một công ty mẹ không phải là người khai thác tàu bay.
đ) Khi hai người khai thác tàu bay được coi là một cơ quan duy nhất, lượng phát thải CO2 của họ được tổng hợp để tính toán các yêu cầu bù đắp của cá thể này. Các thông tin và hồ sơ chứng minh phải được cung cấp đầy đủ trong Kế hoạch giám sát nhiên liệu của người khai thác tàu bay để chứng minh công ty con đó do công ty mẹ sở hữu toàn bộ.

Theo đó, theo quy định nêu trên có 03 cách để người khai thác tàu bay xác định các chuyến bay của mình, gồm:

(1) Theo Mã định danh Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

(2) Theo Số đăng ký tàu bay.

(3) Nhận diện một người khai thác tàu bay của một quốc gia

Người khai thác tàu bay có trách nhiệm ra sao khi khai thác tàu bay?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
1. Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
2. Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
4. Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
5. Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
6. Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
7. Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.

Theo đó, người khai thác tàu bay cần đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm của mình được quy định nêu trên.

Điều kiện cần đáp ứng để tàu bay được phép khai thác?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
1. Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải nộp lệ phí.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam quy định hoặc công nhận.

Theo đó, theo quy định nêu trên thì người khai thác tàu bay được phép khai thác tàu bay khi tàu bay có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận, cụ thể:

+ Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;

+ Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;

+ Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;

+ Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.

Tàu bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tàu bay được coi là đang bay trong khoảng thời gian nào?
Pháp luật
Không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ xử lý như thế nào? Người gửi hàng tàu bay có quyền định đoạt hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Bay chặn là gì? Ai có thẩm quyền ra lệnh bay chặn tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam theo quy định?
Pháp luật
Để trở thành chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Động cơ tàu bay là gì? Ai có thẩm quyền quyết định mua động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký tàu bay hiện nay như thế nào? Yêu cầu và điều kiện khi đăng ký quốc tịch tàu bay là gì?
Pháp luật
Thành viên tổ lái tàu bay có phải là ngành, nghề, công việc đặc thù? Thành viên tổ lái tàu bay khi đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải thông báo trước?
Pháp luật
Bộ Quốc phòng đã đề ra phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
Pháp luật
Phương án mới nhất của Bộ Quốc phòng thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo như thế nào?
Pháp luật
Người cho phép đưa vào sử dụng máy bay không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật có bị xử lý hình sự?
Pháp luật
Trong hồ sơ đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay Việt Nam thì bản sao hợp đồng thuê tàu bay có cần phải chứng thực hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu bay
2,833 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu bay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu bay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào